Móm (khớp cắn ngược) là tình trạng răng hàm dưới nhô ra quá mức so với hàm trên, gây ra “mặt lưỡi cày” (một tình trạng cằm của bệnh nhân bị lệch, làm cho mất cân xứng với khuôn mặt). Tình trạng này kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ ngoại hình của bệnh nhân mà còn gây ra nhiều vấn đề về chức năng ăn nhai, phát âm và sức khỏe răng miệng.
Vậy, nguyên nhân và giải pháp điều trị tình trạng móm như thế nào? Hãy cùng Nha khoa Smile One tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Có nhiều nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng móm bao gồm: móm do răng, cấu trúc xương hàm hoặc cả hai. Cụ thể như sau:
Móm do răng là tình trạng răng hàm dưới mọc chìa ra ngoài quá nhiều hoặc răng hàm trên mọc lùi vào bên trong. Một số trường hợp bệnh nhân bị khớp cắn ngược do mắc cùng lúc hai tình trạng trên.
Một số lý do chính khiến răng mọc lệch lạc gây tình trạng móm như sau:
Do di truyền
Chấn thương vùng mặt
Mất răng nhưng không được điều trị kịp thời
Thói quen mút tay, ngậm núm vú duy trì trong thời gian quá dài nhưng không được khắc phục ở trẻ em.
Các bệnh lý răng miệng khác…
Khớp cắn ngược do xương hàm là tình trạng gây ra bởi hàm dưới phát triển quá mức hay hàm trên kém phát triển hoặc cả hai. Một số nguyên nhân của tình trạng xương hàm lệch là do: di truyền, chấn thương do tác động ngoại lực, khối u chèn ép làm lệch xương hàm,...
Ngoài ra, trong một số trường hợp, tình trạng móm cũng bị gây ra bởi dị tật khe hở vòm miệng. Bệnh lý này dẫn đến hiện tượng hàm trên bị thiếu hụt kích thước so với hàm dưới, dẫn đến khớp cắn không được đồng đều.
Đây là trường hợp bệnh nhân bị móm do mắc cả hai tình trạng sai lệch răng và xương hàm đã kể ở trên. Khi đó, việc nắn chỉnh khớp cắn sẽ phức tạp và tốn nhiều công sức hơn để hàm và răng về vị trí chuẩn nhất.
Răng móm ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn
Răng móm không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe và chức năng. Dưới đây là những ảnh hưởng chính của tình trạng răng móm:
Mất thẩm mỹ: Răng móm khiến khuôn mặt mất cân đối, hàm dưới nhô ra quá mức so với hàm trên. Điều này làm giảm sự hài hòa của khuôn mặt, ảnh hưởng đến nụ cười và sự tự tin của người bị móm.
Khó khăn trong ăn nhai: Khớp cắn không chuẩn do răng móm gây khó khăn trong việc cắn, xé và nghiền nát thức ăn. Hậu quả là thức ăn không được tiêu hóa tốt, có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng.
Các vấn đề về răng miệng: Răng móm tạo ra nhiều khe kẽ khó vệ sinh, thức ăn dễ bị mắc kẹt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng, viêm nướu và hôi miệng.
Đau nhức hàm: Khớp thái dương hàm phải hoạt động quá mức để điều chỉnh khớp cắn lệch lạc, lâu ngày có thể gây đau nhức, khó chịu, thậm chí rối loạn khớp thái dương hàm.
Ảnh hưởng đến phát âm: Trong một số trường hợp, răng móm có thể ảnh hưởng đến khả năng phát âm, khiến người bị móm nói ngọng hoặc phát âm không rõ ràng.
Tóm lại, răng móm không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống. Việc điều trị răng móm không chỉ giúp cải thiện ngoại hình mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Nếu bệnh nhân được chẩn đoán bị móm do sai lệch răng, bác sĩ có thể chỉ định một trong các phương pháp điều trị sau:
Mài răng bọc sứ: Phương pháp này phù hợp với trường hợp răng móm nhẹ, chỉ ảnh hưởng đến một vài răng. Bác sĩ sẽ mài bớt một phần men răng trên răng bị móm và bọc mão sứ lên trên. Ưu điểm của phương pháp này là cực kỳ nhanh chóng và thuận tiện, bệnh nhân chỉ cần đến phòng khám 2 lần để thực hiện mài răng và bọc sứ. Xem ngay chi phí bọc răng sứ thẩm mỹ tại Nha khoa Smile One: TẠI ĐÂY
Niềng răng: Phương pháp này phù hợp với tình trạng sai lệch răng phức tạp hơn, diễn ra ở nhiều răng. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ niềng (niềng mắc cài, khay niềng,..) được thiết kế riêng cho trường hợp của bệnh nhân nhằm nắn chỉnh răng về vị trí mong muốn, từ đó cải thiện tình trạng khớp cắn ngược. Phương pháp này có ưu điểm khắc phục tình trạng hô móm do răng triệt để - không tái phát, đồng thời sửa chữa các khuyết điểm khác của răng một cách tối ưu như: thưa, mọc xô lệch,... (nếu có). >>> Tham khảo: Chi phí niềng răng mắc cài kim loại tại Nha khoa Smile One mới nhất
Nếu bệnh nhân bị móm do yếu tố sai lệch xương hàm, phẫu thuật là phương pháp duy nhất để khắc phục khớp cắn chuẩn hiệu quả. Trong kỹ thuật này, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một phần xương hàm bị phát triển quá mức và di chuyển chúng sao cho cân đối khớp cắn giữa hai hàm. Thông thường, phẫu thuật chữa móm do xương hàm sẽ đem lại hiệu quả nhanh chóng, có thể thấy ngay sau 1 lần điều trị.
Trên đây là toàn bộ giải đáp của Nha khoa Smile One cho thắc mắc “Bị móm là gì?” cùng các nguyên nhân và phương pháp chữa trị tối ưu tình trạng này. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu hơn về Móm - Khớp cắn ngược và tìm ra phương án khắc phục tối ưu nhất cho trường hợp của mình. Chúc bạn sớm có được nụ cười đẹp như mong ước !