/uploaded/2-nieng-rang/anh-bia-doi-ngu.jpg

Đau quai hàm: nguyên nhân và cách khắc phục

Đau quai hàm là hiện tượng phổ biến thường gặp ở nhiều người với những triệu chứng bất thường như: đau khi nhai, đau bên trong hoặc quanh tai, nhức đầu, cứng quai hàm,...Vậy nguyên nhân và cách khắc phục khi gặp tình trạng này là gì, cùng tìm hiểu nhé!

1. Các dấu hiệu đau quai hàm 

đau quai hàm

Khớp quai hàm thực hiện các hoạt động như ăn, uống, nói chuyện… Đau xương quai hàm là những cơn đau khó chịu xuất hiện tại hàm kèm theo các biểu hiện như: 
  • Cơn đau hàm diễn ra âm ỉ, đau xung quanh hoặc bên trong vùng tai 

  • Có thể kéo theo đau nhức cả vùng mặt, đau nhức đầu 

  • Gặp khó khăn trong ăn uống, cử động há và đón miệng

Cơn đau quai hàm ban đầu có thể làm cảm giác đau nhẹ, xuất hiện đột ngột và tự biến mất. Tuy nhiên, càng về sau cơn đau sẽ càng dữ dội và kéo dài trong nhiều ngày. Bất kỳ ai cũng có thể gặp hiện tượng đau xương hàm, kể cả người già và trẻ em. 

2. Nguyên nhân đau quai hàm 

Các cơn đau quai hàm xuất hiện dai dẳng và âm ỉ cảnh báo một số bệnh lý như:

Bệnh lý liên quan đến xương hàm

bệnh lí liên quan tới xương hàm

Viêm khớp thái dương hàm: khớp thái dương hàm có khả năng hoạt động và hỗ trợ các thao tác như ăn, nhai, nuốt, nói chuyện,...Bệnh viêm khớp thái dương hàm xảy ra  ở 1 hoặc cả 2 bên mặt, đi kèm với mất cân bằng vận động, co thắt cơ. Bệnh nặng dần với những cơn đau dữ dội, khi hoạt động cơ hàm sẽ nghe thấy tiếng lục cục của các khớp. Ngoài ra, mặt bệnh nhân sẽ bị phình to hơn do các khớp viêm tại cơ nhai bị phì đại.

- Loạn thái dương hàm: người bệnh sẽ cảm nhận được những bất thường ở cơ nhai, cử động nhai, mở miệng khó khăn. Choáng váng, ù tai, đau vùng cơ nhai, dần dần cơn đau sẽ lan ra cả đầu. 

- Sái quai hàm: thường xảy ra do nghiến răng khi ngủ, há miệng rộng một cách bất ngờ (ngáp hoặc cười to). Nhận biết sái quai hàm thông qua các triệu chứng như: đau quai hàm, đau vùng cổ, mặt, tai,...đặc biệt đau khi cử động hàm. 

- Viêm tủy xương quai hàm, thoái hóa khớp xương quai hàm, viêm màng hoạt dịch ở dây chằng nối hoặc khớp quai hàm,...cũng có thể gây ra triệu chứng đau quai hàm. 

Mắc các bệnh về răng miệng

Sâu răng, viêm chân răng, sưng nướu, răng mọc lệch,...cũng có thể gây đau quai hàm trái hoặc phải.

Các vấn đề về viêm xoang 

Những vấn đề tại khoang mũi cũng có thể ảnh hưởng tới hoạt động của quai hàm.

3. Cách khắc phục đau quai hàm 

Trong những trường hợp đau quai hàm nhẹ, người bệnh có thể áp dụng những cách dưới đây: 
  • Hạn chế đặt tay dưới hàm hoặc nằm nghiêng sang bên bị đau khi ngủ để tránh tăng áp lực lên cơ hàm và khiến cơn đau nghiêm trọng hơn. 

  • Hạn chế nghiến răng khi ngủ, nhai đều hai bên hàm, tránh nhai quá nhiều một bên. 

  • Hạn chế các món ăn dai, dẻo, giòn và cứng vì sẽ làm mỏi khớp hàm 

  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, rượu bia và các chất kích thích 

  • Nên ăn những món giàu canxi và vitamin D để tăng cường độ chắc khỏe cho xương

  • Nên nấu thức ăn chín, mềm ở dạng súp, cháo và cắt thức ăn thành những miếng nhỏ cho dễ nhai, dễ nuốt. 

Đau xương hàm có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đó có khả năng là triệu chứng của một loại bệnh lý nào đó vùng xương hàm nhưng đôi khi cũng chỉ là do thói quen nghiến răng khi ngủ hoặc ngáp to đột ngột gây ra. Trong trường hợp bạn nhận thấy cơn đau kéo dài kèm theo các biểu hiện bất thường thì hãy đi khám ngay từ sớm để được điều trị kịp thời nhé!

Các tin khác