/uploaded/2-nieng-rang/anh-bia-doi-ngu.jpg

Khớp cắn ngược là gì? Điều trị khớp cắn ngược ra sao?

Khớp cắn ngược là một tình trạng sai lệch khớp cắn phổ biến, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Vậy khớp cắn ngược là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của Nha Khoa Smile One.

Khớp cắn ngược là gì?

Scissors-Bite
Răng cắn ngược (Tiếng Anh: Scissors Bite)

Khớp cắn ngược là tình trạng sai lệch khớp cắn, hàm dưới đưa ra trước. Khớp cắn ngược có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cung răng. Khớp cắn ngược không chỉ ảnh hưởng đến răng mà còn ảnh hưởng đến xương hàm.

Khi gặp tình trạng khớp cắn ngược, răng và xương không được cân xứng, dẫn đến rối loạn chức năng nhai.

Bệnh lý khớp cắn ngược không có biểu hiện cụ thể ngay từ đầu, nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời cũng có thể gây ra những hậu quả khá nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng.

Có hai dạng cắn ngược gồm 2 dạng: Do răng và do xương

- Khớp cắn ngược xuất phát từ nguyên nhân răng mọc lệch lạc. Tình trạng này thường gây ra bởi cắn chéo. Cắn chéo xảy ra khi một số răng dưới nằm ngoài răng trên khi hai hàm đóng lại.

Cắn chéo thường xuất hiện ở răng trước hơn răng sau. Cắn chéo răng trước xảy ra khi một vài răng hơi nghiêng ra trước một chút. Nhưng toàn bộ hàm dưới không đưa ra trước ( chìa ra ngoài ).

- Khớp cắn ngược do xương hình thành do sự bất thường của xương hàm. Loại sai khớp cắn này thường có tính chất di truyền (xuất hiện khi mới sinh).

Tuy nhiên, khi nền y học ngày một phát triển, hiện nay đã có cách điều trị khớp cắn ngược hiệu quả mà mang lại kết quả nhanh chóng. Cho nên những ai gặp trường hợp này cũng không nên quá lo lắng.

Nguyên nhân gây nên khớp cắn ngược

nguyen-nhan-khop-can-nguoc

- Yếu tố di truyền là yếu tố có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và sự phát triển xương hàm cũng như sự sắp xếp răng. Trẻ có thể di truyền các đặc điểm như: hàm dưới dài, hàm trên ngắn hay răng lệch lạc. Điều này có thể dẫn đến tình trạng cắn ngược ngay từ khi còn nhỏ.

- Một số thói quen trong thời thơ ấu có thể làm tăng cơ hội phát triển khớp cắn ngược sau này ở trẻ như: Mút ngón tay cái, sử dụng núm vú giả sau 3 tuổi, cho trẻ bú bình kéo dài, đẩy lưỡi.

- Chấn thương xương hàm kèm theo việc lành thương không đúng có thể dẫn đến tình trạng cắn ngược. Ngay cả khi gãy hàm đã được phẫu thuật; nếu việc phục hồi không thành công cũng có thể dẫn đến tình trạng này.

- Một khối u ung thư hoặc lành tính, bao gồm cả những khối u do ung thư biểu mô tế bào đáy nevoid, có thể khiến hàm nhô ra.

- Những người sinh ra với một khe hở môi hoặc vòm miệng thường phát triển tình trạng cắn ngược.

Điều trị khớp cắn ngược

Việc điều trị khớp cắn ngược phụ thuộc vào độ tuổi của bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng lệch lạc. Dưới đây là một số phương pháp điều trị khớp cắn ngược phổ biến:

  • Nhổ răng sữa: Phương pháp này thường được áp dụng cho trẻ em để tạo khoảng trống cho răng vĩnh viễn mọc thẳng hàng.

  • Niềng răng: Đây là lựa chọn điều trị phổ biến nhất cho trẻ em, thanh thiếu niên và một số người lớn. Niềng răng giúp chỉnh sửa khớp cắn và mang lại nụ cười đẹp hơn.

  • Phục hình răng: Trong trường hợp khớp cắn ngược nhẹ do răng, phương pháp này giúp tái tạo lại hình dạng và vị trí của răng để tạo khớp cắn tốt hơn.

  • Phẫu thuật hàm: Đây là lựa chọn điều trị cho những trường hợp khớp cắn ngược nặng hoặc ở người lớn tuổi. Phẫu thuật giúp điều chỉnh xương hàm để cải thiện khớp cắn và thẩm mỹ khuôn mặt.

Tóm lại, khớp cắn ngược là một tình trạng sai lệch khớp cắn có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe và thẩm mỹ. Tuy nhiên, với các phương pháp điều trị hiện đại như niềng răng, phẫu thuật hàm và phục hình răng, tình trạng này hoàn toàn có thể khắc phục được, mang lại nụ cười tự tin và sức khỏe răng miệng tốt hơn cho người bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Các tin khác