/uploaded/2-nieng-rang/anh-bia-doi-ngu.jpg

Nâng xoang là gì? Cấy ghép Implant nâng xoang khi nào?

Nâng xoang là kỹ thuật thực hiện ở người mất răng lâu năm. Vậy cấy ghép Implant cần nâng xoang khi nào? Có những kỹ thuật nâng xoang nào đang phổ biến hiện nay? Hãy cùng Nha khoa Smile One tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Ở hàm trên mỗi bên phải và trái sẽ có 1 xoang hàm nằm trong xương hàm trên. Với người bị mất răng, vùng xương ổ răng sẽ bị tiêu xương, làm xoang hàm trở nên thấp hơn, gây khó khăn cho việc đặt Implant đủ chiều dài. Nâng xoang là thủ thuật y khoa làm tăng thể tích xương, giúp xương hàm đạt đủ điều kiện về chiều cao, mật độ và thể tích để thực hiện cấy ghép Implant, cho phép đặt Implant vào vùng thiếu xương tại vùng mất răng phía sau hàm trên. Nâng xoang giúp trụ Implant tích hợp với xương và được nâng đỡ chắc chắn, giúp người mất răng lâu năm có thể thực hiện cấy ghép Implant, an tâm sử dụng đến trọn đời, vững chắc như răng thật.

1. Cấy ghép Implant cần nâng xoang khi nào?

Xương hàm trên chưa bị tiêu quá nhiều nhưng thiếu khối lượng xương. Mất răng lâu năm, xương bị tiêu nhiều, mật độ xương quá mỏng dẫn đến xương xoang bị tụt quá sâu. Những người mất răng hàm trên một thời gian dài khiến xoang hàm tạo áp lực đến xương hàm trên, dẫn đến phần xương hàm trên bị tiêu, mở rộng, không đủ điều kiện trồng răng Implant. Hiện nay có 2 phương pháp nâng xoang phổ biến nhất là nâng xoang hở và nâng xoang kín:

1.1 Nâng xoang hở

Nâng xoang hở còn gọi là kỹ thuật nâng xoang qua cửa sổ mặt bên. Thường chỉ định trong những tình huống thiếu xương nhiều, chiều cao xương còn lại dưới 3mm, đáy xoang không thuận lợi như gồ ghề, xơ dính, có vách ngăn, dịch trong xoang, viêm xoang…

Kỹ thuật thực hiện:
 


 

Để thực hiện nâng xoang hở, bác sĩ phẫu thuật sẽ lật vạt lợi, bóc rộng vạt lợi và tiếp cận thành trước xoang hàm, sau đó dùng bộ phẫu thuật nâng xoang nha khoa chuyên dụng đục một lỗ đường kính khoảng 10 mm, rồi tiến hành bóc màng xoang qua cửa sổ này và nâng đáy xoang lên. Sau đó cho xương nhân tạo vào vùng đáy xoang và khâu kín lại. Kỹ thuật nâng xoang hở có ưu điểm là dễ thao tác và dễ kiểm soát đáy xoang, tuy nhiên nó có nhược điểm là mức độ xâm lấn rộng nên thường sưng đau nhiều sau khi thực hiện.

1.2 Kỹ thuật nâng xoang kín

Nâng xoang kín còn được gọi là kỹ thuật nâng xoang qua vị trí đặt Implant. Thường áp dụng cho các trường hợp chiều cao xương còn lại từ 4 – 8 mm. Đáy xoang hàm thuận lợi, không có những yếu có nguy cơ như viêm xoang, vách xoang hay dính xoang…

Kỹ thuật thực hiện:

 

Để thực hiện nâng xoang kín, sau khi khoan lỗ để đặt chân răng Implant, bác sĩ sẽ sử dụng bộ dụng cụ nâng xoang nha khoa chuyên dụng bóc tách màng xoang ra khỏi đáy xoang, sau đó cho xương nhân tạo qua lỗ này và đặt chân răng Implant ngay trong một lần hẹn. Khi nâng đáy xoang nên, bác sĩ cũng có thể không cần ghép xương nếu mức độ nâng ít.

Kỹ thuật nâng xoang kín có ưu điểm là ít xâm lấn nên hạn chế được sưng đau, tuy nhiên nó là một kỹ thuật “mù” nên đòi hỏi kinh nghiệm và sự khéo léo của bác sĩ phẫu thuật rất lớn. Nâng xoang kín nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn tới thủng đáy xoang hàm.

2. Những lưu ý sau khi thực hiện nâng xoang

Trong thời gian khoảng 2 – 3 tháng đầu, hạn chế sử dụng những thực phẩm cứng, hạn chế tác động mạnh trong việc ăn nhai.

Không sử dụng ống hút để tránh tạo áp lực cho xoang hàm, đặc biệt là không đến những nơi có áp suất thay đổi đột ngột như đi lặn biển, đi máy bay,…

Không nên sử dụng những loại bàn chải để vệ sinh vị trí nâng xoang trong 3 ngày đầu sau phẫu thuật.

Tuyệt đối không được sử dụng thuốc lá và hạn chế khạc nhổ, hắt hơi.

Liên hệ ngay với bác sĩ để thăm khám và khắc phục kịp thời nếu có những dấu hiệu bất thường như sốt cao kéo dài, sưng đau chảy máu liên tục.

Lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín để được thực hiện trồng răng bởi bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực cấy ghép Implant.

Các tin khác