/uploaded/2-nieng-rang/anh-bia-doi-ngu.jpg

Răng cửa bị thưa: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nụ cười rạng rỡ luôn là điểm ấn tượng đầu tiên, mang lại sự tự tin trong giao tiếp. Nhưng nếu không may nụ cười đó chưa được hoàn hảo - chẳng hạn như răng cửa thưa thì sẽ khiến bạn trở nên vô cùng tự ti mỗi khi cười hoặc đứng trước đám đông. Vậy khi bị răng cửa thưa (Diastema) nên làm gì để khắc phục? Hãy cùng Nha Khoa Smile One tìm hiểu ngay sau đây!

Nguyên nhân dẫn đến răng cửa thưa

rang-cua-thua

Tình trạng răng thưa là kết quả từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như:

  • Tỷ lệ kích thước răng so với xương hàm không hài hòa: Nếu răng quá nhỏ và không đồng đều với kích thước xương hàm, chúng có thể dẫn đến những khoảng rộng giữa các răng. Tình trạng này thường xuất phát từ nguyên nhân di truyền, nếu có bố mẹ răng thưa thì khả năng rất cao con con cái có tình trạng tương tự.

  • Thiếu răng: Số lượng răng bị thiếu khiến chúng không thể “lấp đầy” xương hàm, dẫn đến tình trạng răng cửa thưa. Tình trạng thiếu răng càng nhiều, mức độ thưa càng lớn.

  • Thắng môi quá lớn: Thắng môi là tổ chức mô kết nối mặt trong của môi trên đến phần nướu của răng cửa. Nếu thắng môi quá lớn, mô này như một vật cản ngăn chặn hai răng cửa mọc sát nhau gây ra tình trạng thưa.

  • Bệnh nướu răng: Ở các bệnh nhân bị các vấn đề về nướu răng, tình trạng viêm nhiễm sẽ dễ dẫn đến tổn thương vùng xương nâng đỡ răng. Điều này khiến răng bị yếu đi, lung lay và dần xuất hiện những khoảng trống giữa các kẽ răng.

  • Phản xạ nuốt sai “chuẩn”: Thông thường, phản xạ nuốt chính xác sẽ kết thúc bằng việc đầu lưỡi ép vào vòm miệng. Tuy nhiên, ở những người có thao tác nuốt sai, đầu lưỡi sẽ ép vào hai răng cửa, dẫn đến việc chúng bị đẩy dần về phía trước gây thưa.

  • Thói quen xấu: Mút ngón tay cái, đẩy lưỡi và những thói quen tương tự có thể gây áp lực lên vùng răng cửa khiến chúng bị đẩy lên phía trước gây thưa răng.

  • Mọc thừa răng: Là tình trạng mọc thừa răng nhọn (răng mesiodens) giữa hai răng cửa gây mất thẩm mỹ nụ cười của bệnh nhân. Đây là vấn đề bẩm sinh, nếu không được khắc phục sớm có thể cản trở răng vĩnh viễn mọc hoặc khiến chúng lệch lạc làm mất thẩm mỹ và ảnh hưởng khả năng ăn nhai của bệnh nhân. 

Tướng số của người răng cửa thưa

Theo nhân tướng học, tướng số của người có răng cửa thưa nhìn chung không tốt. Ở nam và nữ, việc sở hữu răng cửa thưa có những điềm báo về cuộc sống khác nhau:

  • Đối với nam giới: Những người có răng thưa thường trải qua tuổi thơ khó khăn, cuộc sống đầy thử thách. Đến khi trưởng thành, họ thường phải đi làm ăn xa để phát triển. Về tính cách, nam giới răng cửa thưa thường xuề xòa, thẳng tính nhưng khó kiểm soát lời nói nên dễ gây mất lòng người khác. Về tài chính, họ tiêu xài hoang phí, khó quản lý tài chính và khó làm chuyện lớn.

  • Đối với phụ nữ: Phụ nữ có răng cửa thưa cũng không gặp nhiều may mắn. Họ thường phải tự lập từ nhỏ, trải qua cuộc sống gian truân, ít được hỗ trợ. Tính cách của họ thoáng, tốt bụng và không tính toán nhưng dễ sa đà trong chi tiêu, khó tích cóp của cải. Răng thưa còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười của chị em, khiến họ tự ti và ngại giao tiếp, ngại cười.

Ảnh hưởng khi răng cửa bị thưa

Về bản chất, răng thưa không phải là bệnh lý có hại trực tiếp cho sức khoẻ nên không nhất thiết phải điều trị. Tuy nhiên, nếu để răng thưa kéo dài, chúng có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra những ảnh hưởng khó chịu như sau:

  • Ảnh hưởng về ngoại hình: Khoảng cách lớn giữa hai răng cửa có thể khiến bệnh nhân cảm thấy mất tự tin về ngoại hình của mình, đặc biệt là khi cười hở miệng. Đối với trẻ em, việc có bộ răng thưa kém hoàn hảo có thể là lý do bị bạn bè cùng lứa bắt nạt, gián tiếp gây ra các vấn đề về sức khỏe tinh thần ở các bé.

  • Vấn đề về giọng nói: Những người có có răng cửa bị thưa thường sẽ phát ra âm thanh lạ như huýt sáo do luồng khí đi xuyên qua các kẽ răng. Điều này vô tình gây ra những tình huống “dở khóc dở cười”, khiến người răng thưa bị tự ti, xấu hổ khi giao tiếp.

  • Dễ bám thức ăn: Do có khoảng cách kẽ lớn, bệnh nhân răng cửa thưa thường bị giắt thức ăn mỗi khi dùng bữa. Điều này tiềm ẩn nguy cơ sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác nếu không có ý thức vệ sinh kỹ lưỡng.

  • Ảnh hưởng trong tiêu hoá: Người có răng cửa thưa sẽ có lực nhai thức ăn kém hơn so với người bình thường. Điều này khiến thực phẩm không được nghiền nhỏ khi nuốt, dẫn đến khó khăn hơn trong tiêu hoá. Vấn đề này kéo dài tiềm ẩn nguy cơ đau dạ dày, đường ruột, rối loạn tiêu hoá,...

  • Răng cửa yếu, dễ rụng hơn: Do có khoảng cách xa nhau, răng cửa của bệnh nhân răng thưa có lực liên kết không cao khiến chúng dễ bị lung lay hơn. Sau thời gian dài, cộng thêm yếu tố tuổi già, răng cửa của các bệnh nhân này sẽ nhanh bị rụng hơn, gây khó khăn trong việc ăn uống và sinh hoạt.

Cách khắc phục răng cửa thưa

nieng-rang-cua-thua-cho-tre-nho
Niềng răng cửa thưa cho trẻ nhỏ

Tùy tình trạng thưa và nhu cầu của bệnh nhân, có nhiều cách khắc phục răng cửa thưa có thể lựa chọn:

  • Niềng răng: Đây là phương pháp phổ biến nhất trong việc khắc phục tình trạng răng cửa thưa. Bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ như mắc cài hoặc khay nhựa giúp nắn chỉnh răng bệnh nhân về vị trí mong muốn, thu hẹp khe hở giữa các răng. Niềng răng có ưu điểm không xâm nhập sâu vào kết cấu của răng, đồng thời duy trì kết quả bền vững, lâu dài hơn so với các phương pháp khác.

  • Trám răng Composite: Trong trường hợp kẽ hở giữa hai răng cửa không quá rộng (khoảng dưới 2mm) thì có thể đặt miếng trám bằng Composite để tăng một chút kích thước chiều ngang của răng nhằm thu nhỏ khe hở. Phương pháp này có ưu điểm nhanh gọn, đem lại cho bạn nụ cười thẩm mỹ ngay sau khi thực hiện xong.

  • Bọc răng sứ: Trong trường hợp răng cửa quá thưa, việc trám răng không khả thi và dễ bị bong thì bọc răng sứ là một lựa chọn để khắc phục nhanh gọn. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ mài lớp men răng nhỏ lại, sau đó lắp mão răng sứ mới có kích thước hài hòa hơn với hàm - giúp bạn có răng cửa khít hơn, mang lại nụ cười tươi tắn hơn.

Trên đây là toàn bộ giải đáp của Nha khoa Smile One cho thắc mắc “Răng cửa thưa nên làm gì để khắc phục?”. Hy vọng rằng, với những chia sẻ trong bài viết, bạn đã hiểu hơn về tình trạng thưa răng của bản thân và có hướng khắc phục phù hợp nhất với trường hợp của mình.

Chúc bạn sớm có nụ cười thật tươi tắn!

Các tin khác