Răng kẹ hay còn gọi là những chiếc răng thừa có kích thước và mọc ở vị trí bất thường giữa các răng. Răng kẹ thường không có chức năng quan trọng nhưng khi mọc lại làm mất thẩm mỹ của hàm răng và gương mặt. Vậy khắc phục tình trạng răng kẹ như thế nào, cùng tìm hiểu với nha khoa Smile One nhé !
1. Răng kẹ là gì?
Răng thưa - răng kẹ được gọi là răng thừa, răng mọc chen ngang vào những chiếc răng vốn có trên cung hàm. Răng kẹ có thể mọc một hoặc nhiều răng, thông thường mọc giữa hai răng cửa, 1 hoặc 2 phía, đã nhú ra hoặc mọc ngầm.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực nha khoa, nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng kẹ là do những yếu tố sau:
- Sự phân đôi của mầm răng ra 2 răng thừa mọc phía trên hay răng mọc thừa ở hàm trên chen chúc mọc trên cùng một vị trí.
- Do sự hoạt động của ngà răng và do di truyền từ bố mẹ nên xuất hiện tình trạng răng kẹ.
- Một số trường hợp sứt môi, loạn xương đòn ở sọ, hội chứng Gardner là nguyên nhân khiến răng kẹ xuất hiện.
>>> Xem ngay: Niềng răng mắc cài kim loại giá bao nhiêu?
2. Ảnh hưởng của răng kẹ
► Răng kẹ ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Vị trí răng kẹ hay mọc nhất là giữa 2 răng cửa hàm trên, đây cũng là vị trí ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhất. Răng kẹ mọc chen giữa các răng sẽ làm cho nụ cười trở nên kém duyên và khuôn mặt mất đi sự hài hòa. Nhiều người vì thế mà ngại giao tiếp, không tự tin trò chuyện ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội.
► Răng kẹ gây nên các bệnh lý răng miệng
Răng kẹ mọc ở vị trí bất thường và có kích thước khác biệt so với các răng còn lại nên khi ăn nhai, thức ăn dễ mắc kẹt lại, vệ sinh răng miệng khó khăn. Lâu ngày, chúng tạo thành mảng bám cho vi khuẩn phát triển, nguy cơ gây nên sâu răng, viêm lợi,...ảnh hưởng tới các răng kế cận.
► Răng kẹ có thể gây xô lệch răng
Răng kẹ mọc giữa hai răng làm cho các răng bên cạnh bị xô lấn, dẫn đến tình trạng bị sai lệch khớp cắn, thay đổi cấu trúc hàm răng.
3. Cách khắc phục răng kẹ
Để xử lý răng kẹ, bác sĩ sẽ kiểm tra và tư vấn cho từng tình trạng và mức độ ảnh hưởng để có cách giải quyết phù hợp nhất. Dựa trên cung hàm cụ thể của bệnh nhân, bác sĩ sẽ xác định việc có cần nhổ bỏ răng kẹ hay không. Nếu như răng kẹ mọc nhưng không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, không gây hại cho sức khỏe thì có thế giữ lại.
Trong một số trường hợp khác, răng kẹ cần được nhổ bỏ như:
-
Răng kẹ mọc lệch lạc, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng miệng.
-
Răng kẹ mọc lệch khiến thức ăn mắc ở các khe răng, vi khuẩn phát triển gây ra bệnh lý về răng miệng.
- Răng kẹ mọc chèn răng chính dễ dẫn đến tình trạng lệch khớp cắn, thay đổi cấu trúc hàm răng.
- Nhổ răng thừa sau đó niềng răng lại là phương pháp phù hợp với những trường hợp răng kẹ có kích thước lớn hoặc có khe thưa tạo ra do răng cửa lớn..
Răng kẹ ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ của gương mặt và chức năng ăn nhai cũng như nguy cơ gây nên các bệnh lý răng miệng, do đó, răng kẹ cần được xử lý càng sớm càng tốt. Để được tư vấn về tình trạng răng kẹ, hãy liên hệ với nha khoa Smile One để được tư vấn và thăm khám miễn phí nhé!