/uploaded/2-nieng-rang/anh-bia-doi-ngu.jpg

Cơ chế gây nên sâu răng bạn cần biết

Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Chúng có thể dẫn đến sâu răng, nhiễm trùng và nghiêm trọng hơn là mất răng. Vậy cơ chế gây nên sâu răng là gì, hãy cùng tìm hiểu với Smile One nhé! 

1. Sâu răng là gì? 

Sâu răng là tình trạng tổn thương mô cứng của răng do răng bị tổn thương do quá trình phá hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng. 

Sâu răng có thể xảy ra ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi. Tình trạng này là sự kết hợp của nhiều yếu tố với nhau, bao gồm vi khuẩn trong miệng, ăn vặt thường xuyên, vệ sinh răng miệng không đúng cách, ăn uống nhiều đồ ngọt,...

Sâu răng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Ngoài những triệu chứng khó chịu của bệnh, người sâu răng cũng chịu những ảnh hưởng nhất định về mặt tinh thần vì thường xuyên thấy khó chịu trong ăn uống, đau nhức, mất thẩm mỹ,...

2. Cơ chế gây nên sâu răng

Sâu răng thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau trong một thời gian dài. Phần lớn là do những vi khuẩn và mảng bám thức ăn còn sót lại trong răng, tạo điều kiện cho chúng phát triển, tấn công răng miệng. Nếu người bệnh không vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ càng tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển nhanh.

Tạo mảng bám: nếu không làm sạch răng sau khi ăn uống thường xuyên, những mảng bám trên răng hoặc viền nướu sẽ tạo thành vôi răng (cao răng). Lớp vôi răng này không chỉ cứng, khó đánh tan mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn ẩn náu và phát triển. 

Mảng bám trên răng có chứa axit nên chúng có thể phá hủy khoáng chất có trong men răng. Khi lớp men răng bị tổn thương sẽ gây nên những lỗ hổng trên men răng. Đây có thể là giai đoạn đầu tiên của sâu răng. Nếu không can thiệp kịp thời, vi khuẩn sẽ tấn công ngà răng, gây nên những triệu chứng đau nhức, khó chịu đầu tiên. Lớp ngà răng mềm và ít kháng axit hơn men răng và có các ống nhỏ tiếp xúc trực tiếp với dây thần kinh của răng nên gây ra những sự nhạy cảm. 

Tình trạng bệnh phát triển khi các vi khuẩn ngày một tấn công sâu hơn, di chuyển đến tủy - nơi tập trung nhiều mạch máu và dây thần kinh. Buồng tủy bị sưng và kích thích từ vi khuẩn sẽ chèn ép dây thần kinh, gây đau nhức. 

 

3. Các biểu hiện của sâu răng 

Sâu răng có thể dễ dàng nhận biết qua những biểu hiện sau: 

► Xuất hiện những cơn đau răng tự phát không tìm được nguyên nhân, không có bất kỳ tác động nào. 

► Răng trở nên nhạy cảm, ê buốt hơn khi ăn uống. Đặc biệt là khi ăn những thực phẩm ngọt, chua hay quá nóng/lạnh. 

► Quan sát bằng mắt thường có thể nhìn thấy trên răng xuất hiện lỗ hổng hoặc mảng bám màu đen, nâu rõ rệt. 

► Trường hợp sâu răng nặng có thể thấy mùi hôi từ vị trí răng sâu. 

► Khi cắn, nghiến sẽ cảm giác răng đau nhiều hơn.

 

Nếu nhận thấy răng miệng của mình đang xuất hiện những dấu hiệu trên, hãy tới ngay nha khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời nhé! Cơ chế gây nên sâu răng chủ yếu đến từ mảng bám, do đó, hãy vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên để phòng ngừa bệnh lý răng miệng này nhé! 

---------- ---------- ----------- ----------
NHA KHOA SMILE ONE – AN TOÀN CÔNG NGHỆ – THẨM MỸ NỤ CƯỜI
Hotline: 0938 874 358
Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoasmileone.vn
Hà Nội:
CS1: 219 Giáp Nhất - Thanh Xuân, Hà Nội
CS2: 167 Quan Hoa - Cầu Giấy, Hà Nội
CS3: S3.02- SH12- Vin smart city (Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, HN)
TP. Hồ Chí Minh:
CS1: 27 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh
CS2: 5 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh
Thời gian làm việc:
- Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 19h00
- Chủ nhật: 8h30 - 17h30

Các tin khác