Áp xe chân răng có nguy hiểm không là câu hỏi quan tâm của rất nhiều người khi gặp phải tình trạng trên. Để lý giải điều này, mời các bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Có rất nhiều nguyên nhân dân đến tình trạng áp xe chân răng. Dưới đây là một vài lý do cụ thể:
- Việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách là điều rất quan trọng . Chính vì vậy nếu không thực hiện việc này cẩn thận thì các thức ăn bám dính trên răng sẽ tạo thành một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
- Bệnh áp xe chân răng còn do biến chứng khi bị chấn thương răng. Bởi khi răng bị chấn thương, các vi khuẩn sẽ len lỏi vào tủy răng và gây nhiễm trùng tủy. Từ đó, nhiễm trùng có thể lan ra từ chân răng và đi vào xương.
- Những người bị sâu răng mà không chữa trị dứt điểm cũng có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, gây bọc mủ và sưng mô răng do các vi khuẩn tồn tại trong răng, nướu và tủy tiết ra độc đố khiến vùng xung quanh tủy và nước sưng tấy, mưng mủ và gây nên áp xe.
Khi gặp phải tình trạng áp xe chân răng, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu bị sưng cả ở trong miệng và ngoài mặt. Mủ ngưng tụ làm bệnh nhân rất đau nhức, răng có thể lung lay ít nhiều và bệnh nhân không thể ăn nhai hoặc há miệng được.
Nếu bệnh áp xe răng không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
Nhiễm trùng làm ra các mô mềm, xương hàm, làm vết viêm nhiễm ngày càng trở nên nguy hiểm và trầm trọng hơn. Lúc đó bạn sẽ tốn cả về thời gian và chi phí điều trị.
Nhiễm trùng lan ra các bộ phận khác của cơ thể: Gây ra áp xe óc, viêm nội mạc tim, viêm phổi hoặc làm suy giảm sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.
Trong diễn tiến cấp tính, nếu vi khuẩn mạnh có thể xâm lấn đi xa, lan vào vùng mô mềm lân cận tạo nên bệnh cảnh viêm mô tế bào. Tư lúc này, viêm nhiễm tại vùng răng miệng đã có thể lan đi khắp nơi trong cơ thể gây ra nhiễm trùng huyết, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh.
Cách phòng ngừa bệnh áp xe chân răng tốt nhất là cần giữ gìn vệ sinh răng miệng, đánh răng và súc miệng hàng ngày sau khi ăn và trước khi ngủ.
Sau bữa ăn nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch những thức ăn và các mảng bám có thể gây sâu răng.
Cần đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị sâu răng kịp thời, từ đó sẽ có cách điều trị sâu răng thích hợp tránh áp xe răng xảy ra.
Bạn nên tăng cường ăn những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và canxi, hạn chế những đồ ăn ngọt, đồ ăn nhiều đường trước khi đi ngủ.
Áp xe chân răng gây rất nhiều phiền toái và đau nhức, chính vì thế bạn cần có biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời khi mắc bệnh.