/uploaded/2-nieng-rang/anh-bia-doi-ngu.jpg

Bỏ túi 11 cách làm hết nhức răng nhanh nhất tại nhà

Nhức răng - cơn đau dai dẳng, khó chịu khiến bạn ăn không ngon, ngủ không yên. Vậy làm thế nào để xoa dịu cơn đau nhức này? Nha Khoa Smile One sẽ chia sẻ đến bạn 11 cách làm hết nhức răng nhanh nhất ngay tại nhà, giúp bạn tạm biệt cơn đau nhức răng ngay tức thì.  

Cùng tìm hiểu nhé!

Súc miệng bằng nước muối để giảm nhức răng

xuc-mieng-chua-nhuc-rang
Súc miệng nước muối là biện pháp chữa nhức răng tốt nhất
 

Pha loãng ½ thìa cà phê muối với 1 cốc nước ấm và súc miệng trong khoảng 30 giây.

Nước muối có tính sát khuẩn cao, giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Từ đó giảm viêm và giảm đau nhức răng hiệu quả. 

Súc miệng bằng Oxy già

Sử dụng Oxy già súc miệng
Sử dụng Oxy già súc miệng 2-3 lần/tuần

Súc miệng bằng Oxy già cũng giúp giảm đau và giảm viêm. Bên cạnh việc sát trùng, Oxy già còn có thể làm giảm mảng bám và chữa lành chảy máu chân răng hiệu quả.

Để pha đúng cách, hòa tan Oxy già 3% với các phần nước bằng nhau. Sau đó sử dụng hỗn hợp như nước súc miệng thông thường.

Chườm lạnh để giảm đau răng

Sử dụng đá để chườm là cách đơn giản nhất để chữa nhức răng
Sử dụng đá để chườm là cách đơn giản nhất để chữa nhức răng
 
 

Khi chườm lạnh, các mạch máu ở vùng tổn thương sẽ co lại, làm tê dây thần kinh cảm giác, từ đó giảm đau nhức răng hiệu quả. Dùng túi chườm lạnh hoặc khăn lạnh đặt lên má, gần khu vực bị đau trong khoảng 20 phút, lặp lại vài lần mỗi ngày. 

Đắp túi trà bạc hà

Trà bạc hà
Trà bạc hà
 
 

Trà bạc hà có tính kháng viêm, có thể dùng để giảm đau và làm dịu nướu. Đợi cho túi trà nguội bớt nhưng vẫn còn ấm, sau đó đắp lên vùng răng bị đau. 

Ngoài ra, bạn còn có thể dùng cách này để làm mát thay vì làm ấm. Hãy bỏ túi trà vào tủ đá vài phút để làm lạnh rồi chườm túi lên răng.  

Sử dụng tỏi để làm giảm đau răng

Dùng tỏi chữa nhức răng
Dùng tỏi chữa nhức răng
 

Tỏi từ lâu đã được coi như 1 trong những cách làm hết nhức răng nhanh nhất bởi đặc tính kháng khuẩn của nó. Không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại gây ra mảng bám mà tỏi còn có công dụng  như 1 loại thuốc giảm đau răng.

Nhai 1-2 tép tỏi tươi hoặc hoặc đập dập chúng rồi bôi lên vùng bị đau. Bạn cũng có thể cho thêm chút muối vào nhé! 

Dùng chiết xuất Vani

Chiết xuất Vani
Chiết xuất Vani
 
 

Chiết xuất Vani có chứa cồn có thể giúp giảm đau nhức hiệu quả. Dùng tay hoặc bông gòn thấm vào lượng nhỏ chiết xuất Vani, sau đó đặt lên vùng đăng bị đau vài lần mỗi ngày. 

Dùng dầu đinh hương

clove
Đinh hương
 

Từ xa xưa, dầu đinh hương đã được dùng để làm tê cơn đau và giảm viêm hiệu quả bởi nó có chứa eugenol - 1 chất khử trùng tự nhiên.

Hãy pha loãng dầu đinh hương với 1 loại dầu nền (ví dụ dầu hướng dương hoặc dầu jojoba) theo tỷ lệ 15:1. Sau đó dùng bông gòn chấm 1 lượng nhỏ hỗn hợp bôi lên vùng bị thương vài lần trong ngày. 

Ngoài ra, bạn còn có thể pha 1 giọt dầu đinh hương với 1 cốc nước nhỏ để làm nước súc miệng.

Nhai lá ổi để giảm đau răng

Lá ổi
Lá ổi
 
 

Lá ổi có đặc tính kháng khuẩn giúp tăng cường sức khỏe răng miệng. Để sử dụng bài thuốc này, hãy nhai lá ổi tươi sau đó nhổ bỏ bã, hoặc cho lá ổi nghiền nát vào nước sôi để làm nước súc miệng. 

Dùng cỏ lúa mì

Nước ép cỏ lúa mì
Nước ép cỏ lúa mì
 

Cỏ lúa mì có vô số đặc tính chống viêm và tăng cường miễn dịch. Hàm lượng chất diệp lục trong cỏ lúa mì cao còn giúp chống lại vi khuẩn. 

Bạn có thể uống 1 cốc nước ép cỏ lúa mì tươi hoặc pha bột cỏ lúa mì với nước ấm để làm nước súc miệng.

Sử dụng cây cỏ xạ hương làm giảm đau răng

Cỏ xạ hương
Cỏ xạ hương
 

Cỏ xạ hương có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh mẽ giúp điều trị đau răng. Thậm chí nó còn giúp chống lại vi khuẩn gây sâu răng.

Bạn cần pha loãng tinh dầu cỏ xạ hương với dầu nền, sau đó thoa lên vùng bị đau nhức.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm nước súc miệng bằng cách pha 1 giọt dầu cỏ xạ hương vào 1 cốc nước nhỏ. 

Sử dụng cây cúc áo hoa vàng

Cây cúc áo hoa vàng
Cây cúc áo hoa vàng
 

Cây cúc áo hoa vàng có chứa hợp chất spilanthol có đặc tính chống viêm. Nó cũng mang lại cảm giác tê tê khi nhai.

Mặc dù loài cây này thường được coi là an toàn nhưng lại không khuyến khích sử dụng với những trường hợp sau đây:

  • Dị ứng với các loại cây thuộc họ hoa cúc.

  • Uống rượu, bia.

  • Sử dụng thuốc lợi tiểu.

  • Bị ung thư tuyến tiền liệt.

  • Phụ nữ có thai.

Nguyên nhân khiến răng đau nhức

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức răng, bao gồm:

  • Sâu răng: Nếu sâu răng khiến bạn đau răng, nha sĩ sẽ loại bỏ phần mô bị sâu và trám răng cho bạn. 

  • Phần trám cũ bị hư: Nếu phần trám hiện tại khiến bạn bị đau, họ có thể thay phần trám mới.

  • Áp xe răng: Tình trạng này xảy ra khi răng sâu không được điều trị kịp thời, dẫn đến nhiễm trùng và hình thành ổ mủ, gây ra đau nhức dữ dội. Lúc này, bạn cần đến nha khoa để kê đơn kháng sinh, điều trị tủy hoặc nhổ răng.

  • Thói quen nghiến răng: Thói quen này có thể khiến răng bị đau nhức. Bạn nên sử dụng dụng cụ máng bảo vệ răng mouthguard để giảm thiểu tình trạng này.

  • Bệnh nha chu: Mảng bám tích tụ lâu ngày ngày sẽ gây ra viêm nướu và có khả năng bị bệnh nha chu. Lúc này bạn cần nha sĩ can thiệp chuyên môn để loại bỏ cao răng và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.

Làm thế nào để tránh bị đau nhức răng miệng

Bên cạnh việc tìm ra cách làm hết nhức răng nhanh nhất, bạn cũng nên lưu ý những điều dưới đây để tránh gặp phải tình trạng này. Bởi, phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh phải không.

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần 2 phút bằng kem đánh răng có chứa fluoride.

  • Sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày.

  • Sử dụng nước súc miệng để hỗ trợ làm sạch.

  • Khám răng định kỳ 6 tháng/lần.

Có một số thực phẩm dễ gây mảng bám trên răng như: cam quýt, bánh mì, kẹo chua, khoai tây chiên, nước có ga, trái cây sấy, đá lạnh,...

Để phòng ngừa sâu răng, bạn nên đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn những thực phẩm này. Nếu có thể, hãy hạn chế chúng để bảo vệ sức khỏe răng miệng 1 cách tốt nhất.

Nhức răng là vấn đề ai cũng có thể gặp phải, nhưng đừng để nó ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Hy vọng những cách làm hết nhức răng nhanh nhất tại nhà mà Nha Khoa Smile One vừa chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn. Đồng thời, đừng quên duy trì thói quen vệ sinh răng miệng và thăm khám nha khoa định kỳ để có hàm răng khỏe mạnh, rạng rỡ bạn nhé! 

Các tin khác