/uploaded/2-nieng-rang/anh-bia-doi-ngu.jpg

Cằm lẹm là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị

Bạn đang tự ti vì khuôn mặt mất cân đối do cằm bị lẹm và muốn tìm phương pháp điều trị, khắc phục tối ưu cho bản thân mình? Trong bài viết này, Nha khoa Smile One sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết về:

  • Cằm lẹm là gì? Những “nhận diện” điển hình của tình trạng cằm lẹm

  • Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng cằm lẹm

  • Phương pháp điều trị cằm lẹm và hướng dẫn khắc phục cằm lẹm tại nhà.

Cùng bắt đầu nhé !

Cằm lẹm là gì?

Receding-chin
Người bị cằm lẹm (Receding chin)

Cằm lẹm là tình trạng cằm bị ngắn, có xu hướng thụt về phía cổ hàm dẫn đến mất đi sự cân đối hài hòa cho khuôn mặt. Khi nhìn nghiêng những người cằm lẹm, bạn có thể thấy rõ phần cằm của họ bị lõm hẳn xuống hoặc không có đường nét rõ ràng. Dưới đây là một số dấu hiệu mà người bị lẹm cằm thường gặp phải:

  • Có vùng cằm thường mềm, thoải  - khác hẳn với sự góc cạnh, sắc nét như cằm người bình thường.

  • Da mặt thường không săn chắc, chảy xệ xuống hai bên quai hàm 

  • Người lẹm cằm thường kéo theo các tình trạng sai lệch khớp cắn như: hô, vẩu,... gây các vấn đề về thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng.

Nguyên nhân dẫn tới cằm bị lẹm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cằm lẹm, trong đó có thể kể đến như:

  • Yếu tố di truyền: Cằm lẹm có thể do di truyền từ bố mẹ sang con cái. Nếu có bố hoặc mẹ bị cằm lẹm, con cái rất có khả năng thừa hưởng đường nét này từ phụ huynh của mình.

  • Chấn thương: Những chấn thương vùng mặt do tác động ngoại lực từ việc chơi thể thao, tai nạn giao thông/lao động có thể tác động đến cấu trúc xương hàm dưới gây lẹm cằm.

  • Hô quá mức: Trong một số trường hợp, bệnh nhân có hàm trên phát triển quá mức, vượt trội hơn hẳn so với xương hàm dưới cũng vô hình chung khiến họ trông như bị cằm lẹm. Trong trường hợp này, chỉ cần niềng năng là có thể giúp cằm của bệnh nhân được “nhô” ra ngoài.

  • Mắc hội chứng Pierre Robin: Bệnh nhân mắc hội chứng Pierre Robin thường có triệu chứng điển hình là hàm dưới kém phát triển. Đây được cho là kết quả của sự đột biến ở gần gen SOX9 (một gene phụ trách sản xuất protein kích thích sự phát triển xương) gây lẹm cằm ở người bệnh.

  • Khối u: U lành tính hoặc ung thư vùng miệng - hàm có thể tác động làm sai lệch cấu trúc hàm dưới của bệnh nhân gây tình trạng hàm dưới bị tụt vào trong gây lẹm cằm.

Hướng dẫn mẹo chữa cằm lẹm tại nhà

Để chữa cằm lẹm tại nhà, bạn có thể áp dụng phương pháp massage vùng hàm dưới để đẩy cằm nhô ra ngoài nhiều hơn. Cụ thể, để thực hiện bài tập này, bạn hãy làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ đặt ở hai bên cằm. Sau đó, nhẹ nhàng nhấn và miết từ từ hai ngón tay về giữa cằm. 

  • Bước 2: Tiếp theo, bạn dùng hai ngón tay cái ấn nhẹ vào vị trí dưới tai ở hai bên và miết nhẹ nhàng dọc trên đường xương quai hàm đến giữa cằm. 

Động tác tập luyện này có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu và làm chậm quá trình lão hóa ở vùng da hàm dưới - từ đó giúp da săn chắc và giảm mỡ thừa, làm cho cằm thon gọn hơn. Bạn cần kiên trì thực hiện động tác này liên tục trong thời gian dài để nhanh chóng thấy được hiệu quả đến với bản thân mình. 

Đối với những trường hợp cằm lẹm nặng, phương pháp tập luyện tại nhà thường không đem lại hiệu quả rõ rệt và bạn cần tìm đến các biện pháp can thiệp Y tế được Smile One giới thiệu sau đây để khắc phục tình trạng này triệt để.

Cách chữa cằm bị lẹm

Để chữa triệt để tình trạng cằm lẹm, có 3 phương pháp can thiệp Y tế mà bác sĩ có thể chỉ định tùy theo mức độ và tình trạng lẹm cằm thực tế của bạn:

Niềng răng

Niềng răng có thể là một giải pháp hiệu quả để chữa cằm bị lẹm do nguyên nhân từ việc hô răng hoặc hô xương nhẹ. Việc chỉnh nha thông qua niềng răng sẽ giúp khớp cắn trở nên hài hòa và chính xác hơn, từ đó cải thiện khuôn mặt cân đối và giảm bớt hiện tượng cằm lẹm. 

Đối với các trường hợp nặng hoặc phức tạp hơn như vừa cằm lẹm do xương hàm dưới ngắn đồng thời vừa răng hô, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân phối hợp niềng răng với các phương pháp khác như phẫu thuật hoặc tiêm filler để đạt hiệu quả tốt nhất. 

>>> Tham khảo: Chi phí niềng răng mắc cài pha lê mới nhất

Tiêm filler hàm

Tiêm filler hàm là phương pháp sử dụng chất làm đầy từ hyaluronic acid an toàn với cơ thể để tiêm vào vùng cằm, giúp tạo hình đường nét cằm rõ ràng, da căng trẻ và đầy đặn hơn. Phương pháp này phù hợp với những trường hợp cằm lẹm nhẹ. Ưu điểm của phương pháp tiêm filler hàm chữa cằm lẹm là giúp bạn có được khuôn cằm ưng ý trong thời gian nhanh chóng, chỉ sau 15 phút tiêm

Phẫu thuật độn cằm lẹm

Phẫu thuật độn cằm là phương pháp sử dụng miếng độn nhân tạo hoặc mô ghép tự thân được lấy từ vị trí khác trên cơ thể để đặt vào vùng cằm, giúp tạo cằm nhô ra rõ nét và hài hòa với khuôn mặt hơn. Bác sĩ tạo một đường nhỏ từ ngách tiền đình ngay dưới răng cửa hàm dưới, sau đó cấy cấu trúc mô ghép và khâu đóng lại. Phương pháp này phù hợp với những trường hợp cằm lẹm từ trung bình đến nặng do cấu trúc xương hàm.

Trên đây là toàn bộ giải đáp của Nha khoa Smile One cho thắc mắc “Cằm lẹm là gì?” cùng những nguyên nhân và cách khắc phục tối ưu. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi, bạn đã hiểu hơn về tình trạng cằm lẹm mình đang gặp phải và tìm ra được phương án khắc phục tối ưu nhất cho bản thân mình. Chúc bạn sớm có khuôn mặt đẹp như mong ước!

Các tin khác