/uploaded/2-nieng-rang/anh-bia-doi-ngu.jpg

Ê buốt răng: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Ê buốt răng là hiện tượng răng nhạy cảm gây ra triệu chứng buốt chân răng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do đâu, cách khắc phục như thế nào? Bạn hãy cùng Smile One tìm hiểu để phòng ngừa hiện tượng này nhé.

Ê buốt răng là gì?

Ê buốt răng là hiện tượng ngà răng quá nhạy cảm khi ăn uống những đồ nóng, lạnh, chua, ngọt hay thậm chí hít thở trong điều kiện thời tiết lạnh cũng có thể gây ê buốt chân răng.

Răng ê buốt nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể khiến triệu chứng ê buốt tích lũy dần và ngày càng nặng thêm, thậm chí dẫn đến viêm tuỷ. Ngoài ra, nó cũng sẽ khiến cho cuộc sống của bạn trở nên khó chịu khi phải kiêng khem quá mức hay luôn ám ảnh về cảm giác ê buốt.

Nguyên nhân gây ra tình trạng răng ê buốt

Tình trạng ê buốt chân răng có nhiều nguyên nhân khác nhau:

- Nguyên nhân gây ra tình trạng ê buốt răng là do tổn thương cấu trúc răng, mòn men răng, răng sứt mẻ làm lộ ngà răng. Khi bị lộ ngà răng sẽ dẫn đến sự thay đổi nhiệt độ hoặc một số loại thực phẩm gây tình trạng ê buốt.

- Tụt nướu răng là một lý do gây ê buốt chân răng, theo thời gian để lộ lớp ngà ở bề mặt bên ngoài dưới chân răng, khi chúng phải trực tiếp tiếp xúc với môi trường bên ngoài, axit trong nước bọt và trong thực phẩm chuyển hóa làm cho chân răng bị mòn, men răng bị mài mỏng, gây ra những kích thích cho hệ thống dây thần kinh bên trong khiến răng ê buốt.
 


Tình trạng ê buốt răng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng.

- Việc chăm sóc răng miệng phần lớn ảnh hưởng tới răng miệng. Chải răng quá kỹ lưỡng, sử dụng kem đánh răng có độ mài mòn cao hoặc chải răng không đúng cách hay chải răng nhiều hơn ba lần một ngày không có tác dụng làm răng chắc khỏe mà có khả năng gây mất men răng làm răng bị ê buốt.
- Nếu như ăn quá nhiều những đồ ăn có vị chua có thể gây mòn răng và dẫn đến tình trạng ê buốt chân răng. Ngoài ra, nếu như bạn có thói quen nhai đá, nghiến răng khi ngủ cũng sẽ khiến răng bị tổn thương. 

Ê buốt răng khiến người ta mất đi niềm vui ăn uống làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, nếu không loại bỏ được các nguyên nhân gây mòn răng, thì nhạy cảm ngà sẽ tiến triển nặng hơn và dẫn đến tình trạng viêm tủy không hồi phục.

Tại các phòng khám chuyên khoa răng có nhiều cách để giải quyết tình trạng nhạy cảm ngà, như dùng kem đánh răng chống ê buốt răng, bôi fluor tại phòng nha, mang khay fluor tại nhà, hoặc nếu quá ê buốt, sẽ trám lại các vùng ngà lộ.

Và quan trọng hơn, là phải xử trí nguyên nhân gây lộ ngà: thay đổi cách chải răng (dùng bàn chải sợi mềm và không được chà ngang), hạn chế tiêu thụ thực phẩm hay thức uống có tính acid, điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày-thực quản (nếu có), hoặc trong trường hợp mòn răng do nghiến, phải mang khay chống nghiến khi ngủ… Một khi hạn chế được nguyên nhân gây lộ ngà, tình trạng nhạy cảm này có thể giảm dần và hết hẳn.

Cách phòng ngừa ê buốt răng

 


Chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp phòng ngừa tình trạng ê buốt răng.

Để phòng ngừa tình trạng ê buốt răng, bạn nên thực hiện những cách sau đây để phòng ngừa:

- Việc đầu tiên, bạn nên thực hiện chải răng 2 lần một ngày, buổi sáng trước khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Chải răng bằng bàn chải lông mềm, chải mặt trong, mặt ngoài, mặt trên, mặt dưới. 

Khi chải răng nên cầm bàn chải nghiêng theo góc 45 độ so với mặt răng, nghiêng về phía lợi.  Chuyển động của bàn chải theo chiều lên xuống như hướng mọc của răng hoặc xoay tròn và lùi dần từ trong ra ngoài, chải kỹ rìa lợi và cổ răng. Lưu ý không được chải răng theo chiều ngang.

– Nên hạn chế các loại thực phẩm và đồ uống có tính axit như nước ép trái cây, đồ uống chứa carbonat, sữa chua… có thể làm mòn men răng theo thời gian để răng không có cơ hội suy yếu.

– Đeo máng nhai để giảm tình trạng ê buốt răng và hạn chế được tình trạng răng bị mòn gây tổn thương cho men răng.

Các tin khác