Răng số 5 là chiếc răng hàm đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai như răng số 6, răng số 7. Nhiều người thường lầm tưởng việc mất răng số 5 sẽ không ảnh hưởng gì đến các chức năng khác của răng miệng. Nhưng thực tế, tình trạng mất răng số 5 nếu không được xử lý sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng.
Để xác định răng số 5, ta làm phép đếm như sau. Hàm răng của người trưởng thành có 32 chiếc răng, 4 răng cửa đại diện cho 4 răng đầu tiên (răng số 1) của mỗi khung hàm, bắt đầu đếm số từ răng này ra sau. Răng số 5 của mỗi hàm sẽ nằm ở vị trí thứ 5 tính từ vị trí răng cửa số 1. Đây là chiếc răng cối nhỏ thứ hai nằm bên cạnh răng số 6 hay còn gọi là răng tiền hàm. Mỗi người sẽ có 4 chiếc răng số 5.
Do đó, răng số 5 cũng giữ vai trò quan trọng ngang răng số 6 và răng số 7, đảm nhận chức năng nghiền nát, cắn xé thức ăn, giúp quá trình ăn nhai thuận lợi hơn.
Răng số 5 mọc lên ở độ tuổi từ hai đến 3 tuổi và tồn tại cho đến khoảng thời gian trẻ 10 - 12 tuổi thì sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Nếu mất răng số 5, chúng sẽ không được thay nữa, dẫn đến tình trạng mất răng.
Mất răng số 5 không chỉ tạo ra một khoảng trống trên cung hàm, ảnh hưởng đến lực ăn nhai mà còn gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Cụ thể, mấy răng số 5 sẽ gây ra một số hậu quả sau:
Như đã đề cập ở trên, răng số 5 giữ vai trò quan trọng trong vấn đề ăn nhai thường ngày của người bệnh. Nếu mất răng, thức ăn không được nghiền nhỏ, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.
► Ảnh hưởng đến các răng khác
Khi mất răng số 5 lâu ngày không được phục hình, các răng còn lại sẽ mất đi lực nâng đỡ cho nhau khiến răng xô lệch, nghiêng ngả do lực nhai không được trải đều.
► Dễ mắc các bệnh lý về răng miệng
Mất răng số 5 sẽ tạo ra một khoảng trống trong cung hàm, thức ăn dễ mắc kẹt lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây ra một số bệnh lý như: viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng lân cận,...
► Nguy cơ tiêu xương hàm
Không chỉ mỗi mất răng số 5, bất kỳ chiếc răng vĩnh viễn nào trong hàm bị mất đi (ngoài trừ răng số 8) đều khiến xương hàm tiêu dần theo thời gian, gây lão hóa sớm cho khuôn mặt, người bệnh sẽ bị già hơn so với tuổi thật.
► Ảnh hưởng đến thần kinh
Mất răng đồng nghĩa với việc mất đi lực nâng đỡ tại vị trí răng đã mất, khiến lực nhai dồn lên các răng kế cận một cách bất thường, gây ảnh hưởng đến dây thần kinh kết nối hai xương hàm và dẫn tới bệnh loạn thái dương hàm. Tình trạng này diễn ra lâu ngày có thể gây nên tình trạng đau đầu, thậm chí là suy giảm trí nhớ.
► Mất thẩm mỹ cho khuôn mặt
Mất răng có thể khiến cho khuôn mặt mất cân đối. Khi giao tiếp thường ngày, vị trí mất răng lộ ra sẽ khiến người bệnh mất tự tin.
Do đó, dù là mất răng nào đi chăng nữa, người bệnh cũng nên tìm cách khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm trên.
Khôi phục chức năng ăn nhai như răng thật.
Đảm bảo tính thẩm mỹ cao y răng thật.
Độ bền cao lên tới 15 -20 năm.
Ngăn ngừa tình trạng xô lệch hàm và tiêu xương răng xảy ra.
Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng mất tốt nhất hiện nay bởi nhiều ưu điểm vượt trội mà nó mang lại. Tuy nhiên, đây là phương pháp đòi hỏi bác sĩ cần có chuyên môn cao, tay nghề tốt và các thiết bị, máy móc hỗ trợ hiện đại mới đảm bảo cho người bệnh quá trình trồng răng Implant an toàn, hiệu quả.
>>> Xem thêm: Chi phí trồng răng Implant bao nhiêu tiền?