/uploaded/2-nieng-rang/anh-bia-doi-ngu.jpg

Mòn chân răng ở trẻ: nguyên nhân và cách khắc phục

Mòn chân răng là hiện tượng không hiếm gặp, đặc biệt là ở trẻ em. Kèm theo sâu răng, mòn cổ chân răng xuất hiện ở toàn hàm răng và khiến răng chuyển sang màu nâu đen và mài mòn răng dần dần. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này thế nào, các bậc phụ huynh tìm hiểu cùng nha khoa Smile One trong bài viết dưới đây nhé! 

1. Mòn cổ chân răng ở trẻ là gì?

Mòn cổ chân răng xuất hiện khi răng mất đi lớp men răng bảo vệ, lâu dần sẽ có vết răng sâu lộ rõ trên thân răng. Tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ, khiến trẻ tự ti, e ngại trước mọi người. Mà còn khiến các bạn nhỏ ê buốt, khó chịu, gặp khó khăn trong ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng. 

 

Ở trẻ em, khi răng sữa bị mòn chân răng sẽ khiến răng có thể bị rụng sớm, răng mới chưa kịp mọc, khoảng trống đó làm cho răng mới sau này bị mọc lệch. Tình trạng này thường gặp ở răng cửa hoặc các răng hàm nhỏ. Mòn chân răng nặng còn gây các bệnh như viêm lợi, hỏng tủy. 

Mòn chân răng ở trẻ có thể tự quan sát thấy bằng mắt thường. Màu sắc của răng bị ăn mòn sẽ có màu trắng xỉn. Khi mức độ ăn mòn nghiêm trọng hơn, răng sẽ xuất hiện các đốm, lỗ nhỏ màu nâu hoặc đen trên răng. Điều này có thể ảnh hưởng đến mô nướu xung quanh răng, xuất hiện tình trạng viêm lợi, sưng lợi, hôi miệng,...

Lúc này, răng của trẻ sẽ nhạy cảm hơn bình thường, khi ăn đồ nóng hoặc lạnh, chua ngọt có thể bị đau nhức, ê buốt. 

2. Nguyên nhân mòn chân răng ở trẻ

Mòn chân răng ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân dưới đây:

► Răng sữa nên có lớp men răng mỏng

Những chiếc răng đầu đời của trẻ có lớp men mỏng và không được khỏe như răng trưởng thành nên dễ bị tấn công bởi vi khuẩn (khi trẻ không được chăm sóc răng miệng cẩn thận). Ngoài ra, thói quen nghiến răng khi ngủ cũng tạo nên sự ma sát lên răng, gây mòn răng. 

Vệ sinh răng miệng sai cách

Vì con còn nhỏ nên nhiều phụ huynh thường không chú trọng đến việc vệ sinh răng của con em mình. Cộng với tâm lý mải chơi của trẻ nên việc đánh răng hay súc miệng không được các con làm cẩn thận, làm qua loa cho xong. Việc này dẫn đến các mảng bám vẫn còn đọng lại, kết hợp với axit trong nước bọt dễ làm mòn chân răng. 

 


Không chỉ vậy, nhiều bạn nhỏ còn có thói quen chải, miết bàn chải đánh răng từ sát cổ chân răng xuống. Điều này dễ làm tổn thương vị trí chân răng và phần viền nướu nên có thể gây ra tình trạng mòn chân răng. Một điều cần chú ý nữa là kem đánh răng cho trẻ phải phù hợp với độ tuổi. Vì trong nhiều loại kem đánh răng có thành phần gây bào mòn men răng sẽ gây hại cho răng của trẻ.

► Thực phẩm có hại 

Đồ ăn quá nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, nước có gas,...là những loại đồ ăn khoái khẩu của trẻ. Nhưng những loại thực phẩm có tác động trong quá trình mài  mòn răng của trẻ. Nếu không được làm sạch kịp thời thì lượng đường lớn này sẽ gây sâu răng, bào mòn men răng ở trẻ. 

Những loại đồ ăn có tính axit cũng sẽ gây mòn men răng không chỉ ở trẻ mà còn là mối nguy hại với người lớn. 

► Thói quen xấu

Nếu trẻ gặp tình trạng khô miệng, ít tiết nước bọt thì khó có thể làm sạch mảng bám và vi khuẩn trong miệng. 

Thói quen bú bình hay uống sữa trước khi ngủ mà không vệ sinh răng miệng cũng là nguyên nhân làm răng trẻ bị bào mòn.

► Thiếu Canxi và Flour 

Canxi là Flour có vai trò quan trọng giúp răng chắc khỏe, tăng cường men răng. Nếu thiếu hụt 2 chất này, răng của trẻ sẽ dễ vỡ, dễ sâu răng và bị tác động ăn mòn nhiều hơn.

 

► Do di truyền 

Nếu cha mẹ, ông bà gặp tình trạng răng yếu, răng dễ bị mài mòn thì trẻ có nguy cơ sẽ bị mòn chân răng. 

3. Cách khắc phục mòn chân răng ở trẻ

Mòn cổ chân răng nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ đau nhức, khó chịu khi ăn uống, dẫn tới chán ăn, suy dinh dưỡng. Do đó, cha mẹ cần quan tâm đến sức khỏe răng miệng của con em mình. Khi con có những dấu hiệu của mòn chân răng thì cần đến ngay nha khoa để được bác sĩ thăm khám có phương pháp điều trị phù hợp. 

Những biện pháp thường được áp dụng phổ biến để điều trị mòn chân răng bao gồm: tái khoáng mô răng hoặc hàn trám răng. 

♦ Nếu tình trạng mài mòn nhẹ, có thể tái khoáng răng, bổ sung các khoáng chất thiết yếu cho răng như canxi, phốt pho ở lớp men răng ngoài cùng để bảo vệ cấu trúc bên trong là ngà răng và tủy răng. 

♦ Ở những trường hợp mòn chân răng nghiêm trọng hơn, hàn trám răng sẽ là phương pháp phù hợp hơn cho trẻ. Trám răng bằng Composite hoặc Amalgam, có màu giống răng tự nhiên, làm đầy các lỗ hổng trên răng.

 

Cả 2 phương pháp này đều có ưu điểm là rất nhẹ nhàng, thời gian thực hiện và phục hồi và dễ phục hồi nhanh nên các bậc phụ huynh cần lo lắng các bé sẽ đau đớn hay khó chịu khi thực hiện. 

Mòn chân răng là hiện tượng hoàn toàn có thể khắc phục được nếu như phát hiện và điều trị kịp thời. Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho các bậc phụ huynh khi đồng hành cùng con chăm sóc răng miệng! Nếu con trẻ đang gặp vấn đề gì về răng miệng, liên hệ ngay với nha khoa Smile One để được tư vấn và thăm khám miễn phí nhé!  
---------- ---------- ----------- ----------
NHA KHOA SMILE ONE – AN TOÀN CÔNG NGHỆ – THẨM MỸ NỤ CƯỜI
Hotline: 0938 874 358
Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoasmileone.vn
Hà Nội:
CS1: 219 Giáp Nhất - Thanh Xuân, Hà Nội
CS2: 167 Quan Hoa - Cầu Giấy, Hà Nội
TP. Hồ Chí Minh:
CS1: 27 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh
CS2: 5 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh
Thời gian làm việc:
- Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 19h00
- Chủ nhật: 8h30 - 17h30



 

Các tin khác