/uploaded/2-nieng-rang/anh-bia-doi-ngu.jpg

Những điều cần biết về nâng khớp cắn trong niềng răng

Nâng khớp cắn là phương pháp áp dụng cho trường hợp khớp cắn sâu hoặc khớp cắn chéo để rút ngắn thời gian chỉnh nha. Vậy khi nâng khớp cắn cần chú ý những điều gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nha khoa Smile One. 

1. Thế nào là nâng khớp cắn?

Nâng khớp cắn là phương pháp được bác sĩ chỉ định hỗ trợ quá trình đeo niềng, giúp dịch chuyển răng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Phương pháp này thường được áp dụng cho trường hợp khớp cắn sâu và khớp cắn chéo.
 

Trong quá trình chỉnh nha, bác sĩ sẽ thực hiện đặt công cụ nâng khớp cắn ở mặt sau của răng cửa hoặc ở bề mặt của của răng hàm. Sau khí gắn khí cụ này, hai hàm sẽ không cắn lại được với nhau hoàn toàn giúp giảm áp lực lên hàm dưới cũng như tránh hư hỏng men răng, mắc cài niềng răng.

2. Nâng khớp cắn khi niềng răng bằng cách nào?

Nâng khớp cắn khi niềng sẽ có 2 cách thông dụng: chất liệu chuyên dùng hoặc cục nâng khớp cắn. Tùy vào tình trạng của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định một trong hai cách trên.

2.1 Nâng khớp niềng răng bằng chất liệu chuyên dùng

Nâng khớp cắn khi niềng răng bằng chất liệu chuyên dùng bản chất là đông cứng dung dịch trên bề mặt răng hàm. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ dùng dung dịch nha khoa phủ lên bề mặt nhai của các hàm rồi đông cứng lại bằng tia laser.

Khi dung dịch trên keo lại sẽ tạo nên một lớp màng ngăn cách giữa hai hàm. Cách thức này thường được áp dụng cho các trường hợp bị khớp cắn chéo với mục đích giúp khớp cắn dần trở nên cân đối.

2.2 Nâng khớp niềng răng bằng cục nâng khớp cắn

Khác với trường hợp khớp cắn chéo, những người bị khớp cắn sâu lại được bác sĩ chỉ định dùng cục nâng khớp cắn. Với cục nâng khớp cắn, bác sĩ sẽ gắn vào mặt sau của răng cửa để ngăn không cho răng cửa hàm dưới đẩy lên quá cao khi ăn nhai hoặc đóng miệng. Nhờ vậy, lực tác động của mắc cài lên răng sẽ phát huy tối đa hiệu quả giúp hàm răng nhanh chóng đều đẹp.

3. Những lưu ý quan trọng khi nâng khớp cắn trong niềng răng

Sau khi tiến hành nâng khớp cắn, bệnh nhân nên lưu ý một số điểm dưới đây để bảo vệ sức khỏe răng miệng:

- Sau khi nâng khớp cắn, bệnh nhân nên chú ý vệ sinh khoang miệng tối thiểu 2 lần bằng kem đánh răng có chứa Fluor. Dùng chỉ nha khoa, tăm nước làm sạch răng sau khi ăn để loại bỏ thức ăn bám trên răng. Ngoài ra, bạn nên sử dụng bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng để tăng hiệu quả làm sạch. Dùng nước súc miệng thường xuyên tiêu diệt vi khuẩn tích tụ quanh răng, loại bỏ tối đa mảng bám.

- Bệnh nhân lưu ý, khi đã nâng khớp cắn thì không nên sử dụng các thực phẩm quá dai, quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh, các món ăn chứa nhiều đường, có gas, chất kích thích. Vì như vậy sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.

- Ngoài ra, bệnh nhân nên kiểm tra các khí cụ thường xuyên. Sau khi nâng khớp cắn, nếu như xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường thì phải liên hệ với bác sĩ phụ trách để được khắc phục kịp thời.

- Trong thời gian nâng khớp cắn nếu như bệnh nhân cảm thấy khó chịu, đau nhức hãy liên hệ với bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và kê đơn thuốc. Không tự ý mua thuốc bên ngoài  và lưu ý tái khám theo đúng lịch hẹn bác sĩ chỉ định.

Các tin khác