Viêm lợi trùm là tình trạng xuất hiện dấu hiệu sưng tấy, bao phủ một phần hoặc toàn bộ răng khôn. Thông thường lợi trùm có thể tiêu biến khi răng mọc. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, lợi trùm sẽ che phủ bề mặt răng, gây cản trở trong việc mọc răng khôn.
Đặc biệt, khi bị viêm lợi trùm, các vụn thức ăn, thức uống sẽ dễ dàng bám vào và tích tụ trong kẽ lợi và răng. Việc vệ sinh răng, lợi lúc này sẽ rất khó khăn, dễ tạo viêm nhiễm và thậm chí sẽ ảnh hưởng đến răng bên cạnh. Khi bị viêm lợi trùm, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu có khi lên cơn sốt đến vài ngày.
ở giai đoạn cấp tính, viêm lợi trùm có dấu hiệu sưng đỏ, thậm chí khi ấn vào còn có mủ, khiến răng bị đau và khó mở miệng và hàm. Ngoài ra, khi nuốt nước bọt và ăn uống sẽ cảm thấy đau, sưng bạch huyết ở dưới hàm.
Viêm lợi trùm là tình trạng xuất hiện khi mọc răng khôn.
Còn ở giai đoạn mãn tính có các triệu chứng giống như viêm lợi trùm ở giai đoạn cấp tính nhưng có thêm các dấu hiệu đau âm ỉ liên tục và thấy khó chịu trong miệng, hơi thở có mùi hôi.
Nói chung khi bị viêm lợi trùm, bệnh nhân sẽ cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi, khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng và ăn uống.
Khi đã mắc viêm lợi trùm thì rất ít các trường hợp tự khỏi. Do đó, nếu có dấu hiệu mắc phải tình trạng này thì cần đi khám nha khoa để được tư vấn điều trị.
Khi bị viêm lợi trùm, các biện pháp chăm sóc răng miệng tại nhà không có tác dụng chữa bệnh dứt điểm. Do đó, người bệnh cần đến cơ sở nha khoa để nhận được sự hỗ trợ của bác. Tùy vào tình trạng viêm lợi răng khôn, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp.
- Nếu lợi trùm răng khôn ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ hỗ trợ loại bỏ mảnh vụn thức ăn hoặc mảng bám tại vị trí viêm lợi. Sau đó súc miệng lại bằng nước ấm và người bệnh có thể về nhà, thực hiện chăm sóc răng miệng tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ
- Đối với những trường hợp viêm lợi trùm ở mức độ nặng hơn. Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc tây y. Việc sử dụng các loại thuốc tây y cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng thuốc, để tránh những tác dụng phụ của thuốc có thể gây ra.
Nếu tình trạng viêm nhiễm lợi trùm gây đau nhức nhiều, thường xuyên tái phát. Lúc này bác sĩ có thể chỉ định cắt lợi trùm để giải phóng không gian, giúp răng khôn mọc dễ dàng hơn và ngăn ngừa viêm nhiễm. Sau khi cắt bỏ lợi khoảng 1 – 2 tuần, người bệnh sẽ khôi phục hoàn toàn.
Tuy nhiên, cách này không phải có thể áp dụng được trong mọi trường hợp bị viêm lợi. Thông thường, cắt lợi trùm chỉ được thực hiện khi răng số 8 mọc thẳng, không đâm sang chiếc răng số 7 kế cận.
Cách chăm sóc răng miệng khi bị viêm lợi trùm
Khi bị sưng lợi, việc chăm sóc răng miệng đóng vai trò hết sức quan trọng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Đánh răng và súc miệng hàng ngày 2-3 lần để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công răng nướu, gây viêm nhiễm.
- Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ ngăn ngừa viêm lợi như nước súc miệng.
- Đánh răng và súc miệng hàng ngày 2 – 3 lần, để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công răng nướu, gây viêm nhiễm.
- Các sản phẩm hỗ trợ ngăn ngừa viêm lợi như nước súc miệng.
- Hạn chế các loại thực phẩm khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn như đồ ngọt, tinh bột, nước có gas….
Viêm lợi trùm răng khôn gây khó chịu cho người bệnh, đồng thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, khi thấy các dấu hiệu của triệu chứng này như sưng nướu răng trong cùng, tốt nhất bạn nên đến cơ sở nha khoa để thăm khám và được bác sĩ tư vấn cách chăm sóc, cũng như điều trị phù hợp.