/uploaded/2-nieng-rang/anh-bia-doi-ngu.jpg

Bỏ túi 5 mẹo chữa nhiệt miệng tại nhà đơn giản nhất

Nhiệt miệng là tình trạng không hiếm gặp, có thể xảy ra ở mọi đối tượng gây đau đớn, khó chịu khi nói chuyện hay ăn uống. Bỏ túi ngay 5 mẹo chữa nhiệt đơn giản mà nha khoa Smile One chia sẻ dưới đây sẽ giúp vết loét nhiệt miệng nhanh lành hơn cũng như những cách để phòng ngừa tình trạng này tái phát hiệu quả. 

1. Chữa nhiệt miệng tại nhà với nước muối 

Súc miệng với nước muối là cách làm đơn giản và hiệu quả, được nhiều người áp dụng tại nhà. Nước muối có tính sát khuẩn, làm sạch tốt, giúp giảm viêm và khô vết loét nhanh hơn. 

chua-nhiet-mieng-bang-nuoc-muoi
Chữa nhiệt miệng bằng nước muối

Bạn có thể áp dụng cách chữa nhiệt miệng tại nhà với nước muối như sau: 

- Dùng 5g muối sạch hoàn tan với 230ml nước ấm 

- Súc miệng nhiều lần trong ngày, mỗi lần từ 15 - 30 giây để điều trị nhiệt miệng

2. Chữa nhiệt miệng tại nhà với dầu dừa

Dầu dừa có tính kháng khuẩn tốt do chứa acid lauric có thể giúp giảm đau, giảm sưng, giảm sự khó chịu do nhiệt miệng gây ra. Chất kháng viêm tự nhiên này giúp vết thương bớt đau, vết loét mau lành lại. 

chua-nhiet-mieng-bang-dau-dua
Trị nhiệt miệng bằng dầu dừa

Hãy thoa một lượng dầu dừa nguyên chất vừa đủ lên vết nhiệt miệng vài lần trong ngày. Lưu ý nên hạn chế tiết và nuốt nước bọt sau khi bôi để dầu dừa có thời gian bao phủ, tác dụng lên vị trí vết loét trong miệng. 

Bạn cũng có thể súc miệng với dầu dừa ngày 2 - 3 lần cũng giúp vết thương nhanh lành hơn. 

3.  Chữa nhiệt miệng với trà hoa cúc

Trà hoa cúc là loại trà phổ biến và được nhiều người yêu thích bởi mùi thơm dễ chịu và vị ngọt tự nhiên. Nhiều nghiên cứu cho thấy răng, trà hoa cúc La Mã có tác dụng giảm đau, chữa lành vết thương rất tốt. Loại trà này chứa hai chất Levomenol và Azulene có khả năng sát trùng, chống viêm hiệu quả. 

chữa nhiệt miệng bằng trà hoa cúc
Chữa nhiệt miệng bằng trà hoa cúc

Để chữa nhiệt miệng, bạn dùng túi trà hoa cúc đắp lên vùng vết thương trong vài phút. Nếu cách này gây bất tiện, bạn có thể pha trà hoa cúc và để ấm, dùng súc miệng 3 - 4 lần mỗi ngày cho đến khi nhiệt miệng khỏi.

4. Chữa nhiệt miệng với mật ong 

Mật ong là thực phẩm quen thuộc và có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Nhiều người thường sử dụng mật ong để chữa nhiệt miệng tại nhà, đặc biệt với trẻ em vì vị ngọt dễ chịu. Mật ong có tính kháng khuẩn, chống viêm nên làm giảm tình trạng đau và sưng đỏ do nhiệt miệng đáng kể. 

chữa nhiệt miệng bằng mật ong
Sử dụng mật ong để trị nhiệt miệng

Để chữa nhiệt miệng, bạn dùng túi trà hoa cúc đắp lên vùng vết thương trong vài phút. Nếu cách này gây bất tiện, bạn có thể pha trà hoa cúc và để ấm, dùng súc miệng 3 - 4 lần mỗi ngày cho đến khi nhiệt miệng khỏi.

5. Bổ sung đầy đủ vitamin để tránh nhiệt miệng

bổ sung vitamin phòng tránh nhiệt miệng

Nhiệt miệng đa phần là lành tính là thường tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tái phát nhiều lần, người bệnh sẽ không tránh khỏi sự đau đớn và phiền toái. Vậy làm gì để phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả? 

- Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đặc biệt là các chất dinh dưỡng đến từ rau củ quả. 

- Hạn chế các thực phẩm gây nóng cho cơ thể như rượu bia, các loại quả nóng, đồ ăn cay nóng,...

- Giảm căng thẳng, tránh stress hay thức khuya, ngủ muộn

- Vệ sinh răng miệng thường xuyên và lựa chọn bàn chải đánh răng với lông mềm, ăn chậm nhai kỹ để giảm nguy cơ cắn vào bên trong miệng. 

Nếu tình trạng nhiệt miệng có những diễn biến bất thường như vết loét ngày càng lớn, lan rộng hoặc xuất hiện các vết loét trong miệng, đau buốt đi kèm sốt, phát ban,...cần đi khám để có phương án xử lý kịp thời. 

Hy vọng với những mẹo đơn giản trên sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi bị nhiệt miệng. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, liên hệ với Smile One để được giải đáp nhé! 

Các tin khác