/uploaded/2-nieng-rang/anh-bia-doi-ngu.jpg

Niềng răng xong bị hở lợi phải làm sao ?

Niềng răng là phương pháp phục hình răng phổ biến hiện nay, đây là giải pháp giúp nắn chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn. Tuy nhiên không phải 100% các ca chỉnh nha đều mang lại thành công tuyệt đối mà vẫn còn có một số trường hợp gặp tình trạng niềng xong bị hở lợi. Vậy khi bệnh nhân niềng răng xong bị hở lợi thì phải làm sao? Hãy cùng Nha khoa Smile One tìm hiểu vấn đề trên nhé. 

1. Nguyên nhân niềng răng bị hở lợi

 

Niềng răng là phương pháp khắc phục nhược điểm của răng. Tuy nhiên nếu như điều trị sai cách sẽ phát sinh nhiều biến chứng khó lường. Hở lợi sẽ là một trong số những biến chứng đó. Các chuyên gia trong lĩnh vực nha khoa đã chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:

- Năng lực của bác sĩ là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình niềng răng. Nếu bác sĩ ít hoặc thiếu kỹ năng thực tế sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch khi lên phác đồ điều trị cho bệnh nhân. Vì việc niềng răng một phần phụ thuộc vào khả năng tính toán của bác sĩ khi siết dây cung và mắc cài.

Nếu như các khí cụ chỉnh nha siết răng quá chặt thì răng sẽ bị yếu đi và dẫn tới phần lợi bị ảnh hưởng. Kết quả chỉnh nha sẽ khiến cho bệnh nhân bị hở lợi.

- Một lý do nữa khiến cho bệnh nhân gặp tình trạng hở lợi khi niềng răng chính là tính thiếu cẩn thận của bác sĩ. Trước khi niềng răng, bác sĩ không thăm khám tổng quát cho bệnh nhân kỹ lưỡng để đưa ra quyết định điều trị phù hợp.

- Khi niềng răng, bệnh nhân không thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ như: cách vệ sinh răng miệng, ăn những đồ ăn quá cứng....Điều này ảnh hưởng đến quá trình niềng răng, dẫn đến nguy cơ gây hở lợi.

2. Niềng răng xong bị hở lợi phải làm thế nào?

Nếu không may gặp phải tình trạng hở lợi khi niềng răng thì bạn cần phải liên lạc ngay với bác sĩ đã chỉnh nha cho mình. Hoặc bạn có thể đến cơ sở nha khoa uy tín, gặp bác sĩ có chuyên môn tốt để được thăm khám và đưa ra quyết định điều trị. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục hở lợi khi niềng răng mà bác sĩ thường áp dụng:

- Nếu trường hợp lợi quá phát triển, chân răng ngắn thì bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt viền lợi kết hợp làm dài thân răng.

- Phẫu thuật nâng cơ môi nhằm điều chỉnh cơ môi để làm giảm lực kéo khi cười, môi sẽ không bị kéo quá nhiều, cải thiện tình trạng lộ lợi.


- Phẫu thuật xương hàm được tiến hành cắt tiền định hàm, đẩy hàm lùi vào trong và lên trên. Sau đó, cố định lại bằng vít titan. Phương pháp này được chỉ định khi cả lợi và xương ổ răng phát triển quá mức.

Tuy nhiên ngoài phương pháp khắc phục tình trạng niềng răng bị hở lợi thì bạn nên chủ động phòng ngừa tình trạng này bằng cách: Tuân thủ đúng chỉ dẫn của nha sĩ và trở lại thăm khám đúng kỳ.

- Tìm hiểu kỹ về profile của bác sĩ chỉnh nha cho mình và phòng khám nơi bác sĩ làm việc.

- Khám răng định kỳ và tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa trong suốt quá trình niềng.

- Không nên sử dụng nhiều các thực phẩm cứng.

- Chăm sóc răng miệng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ

- Không tự ý thay khay tại nhà, bởi đây có thể là nguyên nhân gây hở lợi sau khi niềng răng.
- Nhanh chóng thông báo cho bác sĩ nha khoa bất cứ một sai lệch nào về sự dịch chuyển của răng cũng như cảm thấy răng xa dần nướu sau một thời gian niềng.
Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha tương đối cần nhiều thời gian. Vậy nên bạn hãy luôn chủ động bảo vệ hàm răng của mình để tránh tình trạng hở lợi khi niềng răng.

 

Các tin khác