/uploaded/2-nieng-rang/anh-bia-doi-ngu.jpg

Răng mọc lệch ở trẻ và cách đề phòng

Tình trạng răng mọc lệch ở trẻ thường xảy ra khá phổ biến và được phụ huynh rất quan tâm. Hãy cùng Smile One tìm hiểu lý do tại sao răng lại mọc lệch, các vấn đề sức khỏe mà chúng gây ra và cách khắc phục.

1. Nguyên nhân gây ra tình trạng răng mọc lệch ở trẻ?

Tình trạng răng mọc lệnh xảy ra khá phổ biến ở trẻ em hiện nay, trường hợp này được gọi là sai khớp cắn.
 

Răng mọc lệch có thể xuất hiện ở cả răng sữa và răng vĩnh viễn. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do di truyền và một phần do thói quen xấu ở trẻ... Những thói quen kéo dài như ngậm núm vú giả hoặc ngón tay cái cũng có thể khiến răng sữa bị đẩy ra ngoài hoặc khấp khểnh. 

Các vấn đề khác ảnh hưởng và khiến cho răng mọc lệch:

- Chế độ ăn gồm các thực phẩm được chế biến kỹ, mềm, đòi hỏi ít nhai hơn. Chính vì thế dẫn đến tình trạng thay đổi kích thước hàm, hàm ngắn và nhỏ hơn. Các nhà khoa học cũng cho rằng: Hàm ngắn hơn có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng mọc lệch, chen chúc, khấp khểnh và lệch lạc.

- Các thói quen cận chức năng ở trẻ cũng là lý do dẫn đến tình trạng răng mọc lệch. Những hành vi lặp đi lặp lại có ý thức hoặc không ý thức, không nhằm mục đích thực hiện chức năng, làm ảnh hưởng đến các cơ hoặc chức năng của miệng hoặc mặt. Những thói quen này bảo gồm: Mút ngón tay, đẩy lưỡi hay ngậm núm vú.

- Nếu cha hoặc mẹ có răng mọc lệch, khấp khểnh thì có khả năng trẻ cũng vậy. Trẻ cũng có thể thừa hưởng tính chất sai lệch khớp cắn từ cha, mẹ.

Nếu đặc điểm sai khớp cắn là do xương hàm thì có thể có sự hiện diện của yếu tố di truyền. Nhưng nếu chỉ là những lệch lạc của răng thuần túy thì thường là do ảnh hưởng của môi trường bên ngoài tác động.

- Đôi khi, việc cha mẹ không để ý đến việc hướng dẫn hoặc chăm sóc răng miệng cho trẻ cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng mọc lệch.

- Chế độ dinh dưỡng kém có thể khiến trẻ bị sâu răng và phát triển răng miệng kém. Đây là tiền đề tiềm ẩn của tình trạng trên.

- Việc duy trì một chế độ dinh dưỡng đầy đủ vitamin, khoáng chất cần thiết có thể đảm bảo răng của trẻ được phát triển khỏe mạnh. Ngược lại, nếu cha mẹ không đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho con, không đủ chất trong các bữa ăn hàng ngày thì có thể khiến cho trẻ răng nguy cơ sâu răng và tiểm ẩn nguy cơ răng mọc lệch, khấp khểnh.

- Khi mang thai, bà bầy sử dụng rượu sẽ dẫn đến tổn thương hệ miễn dịch cũng sẽ ảnh hưởng tới xương hàm và khiến trẻ khi sinh ra sẽ gặp phải tình trạng này.

2. Cách phòng tránh tình trạng răng mọc lệch ở trẻ em

 

Răng mọc lệch, khấp khểnh không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của trẻ. Chúng cũng có thể ảnh hưởng đến giọng nói và khiến cho trẻ khó vệ sinh răng miệng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan. Dưới đây là một số cách phòng tránh: 

2.1 Cha mẹ thay đổi thói quen mút ngón tay cho trẻ

Nhiều trẻ cảm thấy thoải mái khi mút ngón tay cái, nhưng bạn có thể thay đổi thói quen này càng sớm thì càng tốt cho trẻ. Bởi việc mút ngón tay cái thường xuyên có thể làm răng mọc lệch, thậm chí ảnh hưởng tới nướu và vòm miệng.
 

Để ngăn con bạn mút ngón tay cái, trước tiên bạn cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao con mình lại có thói quen đó. Có phải con đói hay do con mệt. Chú ý đến thời gian khi nào con sắp đưa tay vào miệng, bạn có thể thực hiện một hành động nào đó giúp con quên và loại bỏ thói quen này.

2.2 Dạy con vệ sinh răng miệng đúng cách

Nếu trẻ không chăm sóc răng lợi tốt, điều này có thể ảnh hưởng đến răng trưởng thành của trẻ sau này, cũng có thể dẫn đến tình trạng răng mọc lệch. Chính vì thế, cha mẹ nên đưa con tới địa chỉ nha khoa tin cậy để được bác sĩ khám răng định kỳ và tư vấn cho bạn cách hướng dẫn con chăm sóc vệ sinh răng miệng và bảo vệ răng tốt nhất tại nhà.

Khi con đã ý thức được việc đánh răng mỗi ngày, che mẹ nên theo dõi để đảm bảo con vệ sinh răng miệng đúng cách.
Chăm sóc và bảo vệ răng miệng là một phần tất yếu của cuộc sống. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên chú ý và quan tâm đến răng miệng của trẻ để tránh xảy ra tình trạng răng mọc lệch, khấp khểnh hoặc mắc các bệnh lý liên quan.

 

Các tin khác