Không đau - Thẩm mỹ - Hiệu quả
/uploaded/2-nieng-rang/anh-bia-doi-ngu.jpg

Sâu răng hàm: Dấu hiệu và cách phòng tránh

Sâu răng hàm là tình trạng phổ biến ở nhiều người, nếu như không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về sâu răng hàm và có cách phòng ngừa hiệu quả. 

Sâu răng hàm là gì?
 


Hình ảnh sâu răng hàm.

Sâu răng hàm là hiện tượng sâu xuất hiện trên những chiếc răng mọc ở trong cùng. Sâu răng có hiện tượng những tổn thương trên bề mặt cứng của răng. Từ đó dần dần xuất hiện những lỗ nhỏ.

Sâu răng hàm là vấn đề phổ biến gặp ở nhiều người. Chúng đặc biệt xuất hiện nhiều ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi.

Nếu sâu răng hàm không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến các lớp bên dưới của răng. Sâu răng có thể dẫn đến đau răng, mất răng.

Dấu hiệu sâu răng hàm

Nếu quan sát kỹ, người bệnh hoàn toàn có thể nhận biết dấu hiệu sâu răng hàm như sau:

  • Nhìn thấy lỗ sâu:  Men và ngà răng bị tổn thương sẽ thấy đáy lỗ sâu rộng nhiều hơn miệng lỗ.
  • Nướu sưng hoặc chảy máu: Vi khuẩn gây sâu răng lây lan khiến mô nướu trở nên nhạy cảm. Sưng nướu gây nên cảm giác căng tức khó chịu, khi nhai cắn cũng sẽ bị đau. Nướu ban đầu bị sưng sẽ khó nhận biết, chỉ khi tình trạng sưng đau kèm theo ứng đỏ hoặc chảy máu, người bệnh mới bắt đầu để ý.
  • Đau buốt răng khi kích thích: Là trường hợp thức ăn lọt vào hố sâu, đồng thời khi ăn nóng, lạnh, ngọt sẽ cảm thấy đau buốt.
  • Hơi thở có mùi:  Thức ăn khi tích tụ lâu ngày ở kẽ răng, không được làm sạch sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra mùi hôi trong hơi thở.
  • Đau buốt khi ăn nhai: Vi khuẩn tấn công khiến cho ngà răng bị bào mòn làm ảnh hưởng đến dây thần kinh, khiến răng dễ bị ê buốt. Triệu chứng rõ ràng hơn khi ăn uống thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, cơn đau sẽ khiến người bị giật mình và đau buốt kéo lên đầu rất khó chịu.
  • Dấu hiệu khác: Bên cạnh các triệu chứng sâu răng kể trên, người bệnh còn có thể bị đau sốt nhẹ, răng ê buốt lan sang những chiếc kề cận… Đặc biệt, khi uống thuốc giảm đau người bị không thấy tình trạng này thuyên giảm.

Cách phòng ngừa bệnh sâu răng

- Chải răng đúng cách: Để phòng ngừa bệnh sâu răng, mọi người cần chải răng 2 lần một ngày, buổi sáng trước khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Chải răng bằng bàn chải lông mềm, chải mặt trong, mặt ngoài, mặt trên, mặt dưới.

Khi chải răng nên cầm bàn chải nghiêng theo góc 45 độ so với mặt răng, nghiêng về phía lợi.  Chuyển động của bàn chải theo chiều lên xuống như hướng mọc của răng hoặc xoay tròn và lùi dần từ trong ra ngoài, chải kỹ rìa lợi và cổ răng. Lưu ý không được chải răng theo chiều ngang.

- Dùng chỉ nha khoa: Khi đánh răng thì độ sạch chỉ đạt tới 75%, 25% còn lại thức ăn dắt ở các kẽ răng. Chính vì vậy, sử dụng chỉ nha khoa sẽ là giải pháp an toàn, vô cùng cần thiết để làm sạch các khe răng.

-Tránh sử dụng nhiều các thực phẩm ngọt, các chất có gas vì đây là nguyên nhân gây sâu răng.

- Sử dụng nước súc miệng: Sau khi chải răng xong, mọi người có thể sử dụng nước súc miệng có chứa Flouride để giúp cho răng được sạch sẽ, thơm tho và chắc khỏe.

Các tin khác