Trong trường hợp sưng nướu lợi răng và nổi hạch là do mọc răng khôn, tình trạng này có thể thuyên giảm sau khoảng 1 – 2 tuần khi răng khôn tạm dừng mọc. Nhưng nếu nguyên nhân gây sưng và nổi hạch ở lợi là do các bệnh lý về răng miệng, thì có thể dẫn đến những biến chứng sau:
Làm mất răng: Khi mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy… vi khuẩn sẽ tấn công vào chân răng, phá vỡ sự liên kết giữa nướu và chân răng, tạo ra khoảng ở tại vị trí này. Lúc đó, nướu không còn bám chắc vào chân răng, khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công chân răng, làm hỏng cấu trúc răng, dẫn đến răng bị lung lay và có thể bị rụng răng.
Gây hoại tử: Nếu tình trạng viêm nhiễm diễn ra ở trong khoang miệng mà không có biện pháp can thiệp sớm, vi khuẩn gây bệnh sẽ tiếp tục phát triển sang các vùng lân cận gây nhiễm trùng và hình thành ổ áp xe và gây hoại tử mô nướu/chân răng.
Ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân: Khi nhiễm trùng ở mức độ nặng, vi khuẩn có thể xâm nhập vào đường máu gây nhiễm trùng, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như: đột quỵ, tim mạch…. Ngoài ra, viêm nha chu kéo dài có thể làm tăng lượng đường huyết, khiến bệnh tiểu đường trở nên khó kiểm soát hơn.
Nhiều người không khỏi hoang mang và lo lắng khi thấy nướu răng bị sưng tấy và nổi hạch. Và đó rất có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý viêm nhiễm trong khoang miệng. Cụ thể:
Viêm nướu răng: Viêm nướu răng là bệnh lý xảy ra khi nướu bị tấn công gây viêm nhiễm. Bệnh chủ yếu là do thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng không đúng cách. Khi lợi bị viêm, các hạch lympho ở vị trí xung quanh sẽ nổi lên để chống lại vi khuẩn gây hại, nên quan sát bằng mắt thường có thể thấy nướu bị sưng đỏ và nổi hạch. Đôi khi cũng có thể xuất hiện triệu chứng sưng nóng hàm hoặc sốt nhẹ.
Viêm nha chu: Khi viêm lợi không được điều trị dứt điểm, thì bệnh sẽ phát triển nặng hơn dẫn đến viêm nha chu. Bệnh lý này có những triệu chứng như: sưng nướu, nổi hạch, chảy máu chân răng, tụt lợi, lợi mưng mủ…. Nếu không chữa trị kịp thời, thì có thể dẫn đến gãy răng, mất răng.
Sâu răng nặng: Các loại vi khuẩn Lactobacillus, Streptococcus và Actinomyces bùng phát chính là nguyên nhân làm phá hủy khoáng và mô cứng của răng, dẫn đến sâu răng.
Mọc răng khôn: Triệu chứng phổ biến và thường gặp nhất khi mọc răng khôn là sưng đau lợi. Nếu tại vị trí này bị viêm do vệ sinh không sạch, viêm lợi trùm răng khôn, thì bên cạnh triệu chứng sưng đau, còn có thể xuất hiện hạch bạch huyết. Mọc răng khôn gây viêm, sưng lợi và nổi hạch nếu không được xử lý kịp thời, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.
Vệ sinh răng miệng đúng cách:
Đánh răng đều đặn: Ít nhất 2 lần/ngày, sau mỗi bữa ăn, sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride.
Sử dụng chỉ nha khoa: Làm sạch kẽ răng hàng ngày để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa.
Súc miệng bằng nước muối ấm: Có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm và sưng.
Chườm lạnh:
Giúp giảm sưng và đau. Chườm túi đá bọc trong khăn sạch vào má bên má bị sưng trong khoảng 15-20 phút, mỗi giờ một lần.
Uống thuốc giảm đau:
Paracetamol hoặc ibuprofen có thể giúp giảm đau và khó chịu. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Lưu ý: Các biện pháp trên chỉ mang tính hỗ trợ, không thể thay thế việc điều trị chuyên sâu. Hãy tới khám tại các cơ sở nha khoa uy tín để được chuẩn đoán và chữa trị chuẩn xác nhất.
Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng. Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành khám lâm sàng, chụp X-quang và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Cạo vôi răng và lấy cao răng:
Loại bỏ mảng bám, cao răng cứng đầu bám trên bề mặt răng và dưới nướu, giảm viêm nhiễm.
Điều trị tủy:
Nếu nguyên nhân do sâu răng hoặc viêm tủy, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy để loại bỏ mô tủy bị nhiễm trùng và trám bít lại.
Nhổ răng:
Trong trường hợp răng bị hư hỏng quá nặng, không thể phục hồi hoặc gây ra nhiều biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng.
Sử dụng kháng sinh:
Nếu có nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Phẫu thuật:
Ghép nướu: Trong trường hợp mất mô nướu nghiêm trọng.
Rạch nướu: Để loại bỏ mủ và mô viêm.
Lấy vạt: Bác sĩ rạch nướu để làm sạch túi nha chu và loại bỏ mô viêm.
Phẫu thuật tái tạo mô: Đối với những trường hợp mất xương hàm nghiêm trọng.
Sưng nướu và nổi hạch không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng và toàn thân. Đừng chủ quan, hãy đến ngay nha khoa để được khám và điều trị kịp thời nhé !