/uploaded/2-nieng-rang/anh-bia-doi-ngu.jpg

Tại sao nên lấy cao răng ?

Cao răng là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh lý về răng miệng. Vậy cao răng là gì? Tại sao nên lấy cao răng? Hãy cùng theo dõi bài viết ngay dưới đây.

Cao răng là gì?

Cao răng hay còn gọi là vôi răng, lắng cặn cứng của các muối vô cơ gồm canxi carbonat và phosphate được hình thành từ những mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong môi trường miệng.

Cao răng có hai loại: Cao răng thường và cao răng huyết thanh.

Cao răng huyết thanh hay còn có một vài tên gọi khác là cao răng dưới nướu, cao răng huyết tương, cao răng đỏ. Loại vôi răng này bị thấm máu chảy ra từ nướu nên sẽ có màu đỏ, nâu hoặc đen.

Cao răng thường có màu trắng đục hoặc vàng nhạt, sau một thời gian bám trên bề mặt răng và nướu, gây ra bệnh viêm nướu. 
Sự hình thành cao răng diễn ra như thế nào?

Cao răng được hình thành từ một lớp màng mỏng bám trên bề mặt răng. Khi răng không được làm sạch thì các vi khuẩn sẽ kéo đến và tích tụ ngày càng dày lên, gọi là mảng bám.

Theo một nghiên cứu cho thấy, trong 1 mg mảng bám chứa đến 1 tỷ vi khuẩn, tức cho thấy 70% trọng lượng mảng bám là vi khuẩn.

Các mảng bám còn mềm thì có thể dễ dàng làm sạch khỏi bề mặt răng nhưng khi đã tồn tại quá lâu thì các màng mỏng sẽ trở nên cứng, bám rất chắc, còn gọi là vôi răng. Đến lúc này chỉ có bác sĩ mới có thể làm sạch bằng các dụng cụ chuyên dùng.  

Tại sao phải lấy cao răng?

 

Cao răng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về răng miệng như: Viêm lợi, viêm nha chu, viêm tủy. Vi khuẩn trong mảng cao răng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh bệnh ở vùng mũi họng, bệnh tim mạch.

Chính vì vậy, có rất nhiều lý do nên lấy cao răng:

- Thứ nhất, vi khuẩn trong mảng cao răng có thể gây viêm. Thậm chí có thể dẫn đến hiện tượng tiêu xương ở răng, làm cho bệnh nhân cảm thấy ê buốt, khó chịu. 

- Thứ hai, chiều dài chân răng là không thay đổi, nên khi xương càng tiêu nhiều thì độ dài chân răng nằm trong xương càng ngắn lại dẫn đến răng lung lay và quá trình tiêu xương càng diễn ra nhanh hơn.

- Thứ ba, tiêu xương sinh lý là quá trình không thể tránh khỏi theo thời gian và việc làm cho xương không bị tiêu là một việc không tưởng. Do đó, duy trì xương ở mức độ ổn định và vô cùng quan trọng.

Do những ảnh hưởng này mà cao răng cần được lấy sạch. Tốt nhất nên kiểm tra các mảng bám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần.

Không nên đợi có cao răng mới đi lấy, vì khi cao răng hình thành thì đã gây ra tổn thương và để lại hậu quả.

Các tin khác