Không đau - Thẩm mỹ - Hiệu quả
/uploaded/2-nieng-rang/anh-bia-doi-ngu.jpg

Trám răng và những điều bạn cần biết

Nếu bạn đang ở trong trường hợp cần phải trám răng thì đừng quá lo lắng vì đây hoàn toàn là một điều trị ít gây khó chịu cho người bệnh. Vậy trám răng là gì? Khi trám răng cần tìm hiểu những kiến thức nào. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cần biết về trám răng.

Trám răng là gì?

 

Trám răng là một kỹ thuật trong nha khoa nhằm sử dụng các vật liệu nhân tạo để bổ sung vào phần mô răng bị thiếu. Phương pháp này giúp người bệnh cải thiện chức ăn nhai và tái tạo lại giá trị thẩm mỹ của hàm răng.

 


Hình ảnh trám răng.

Trám răng là một kỹ thuật trong nha khoa nhằm sử dụng các vật liệu nhân tạo để bổ sung vào phần mô răng bị thiếu. Phương pháp này giúp người bệnh cải thiện chức ăn nhai và tái tạo lại giá trị thẩm mỹ của hàm răng.

Một số trường hợp cần phải trám răng:

- Răng bị mẻ: Răng bị sứt mẻ do tác động mạnh từ bên ngoài cần đến địa chỉ nha khoa uy tín để được thăm khám, điều trị và trám vật liệu vào chỗ răng bị mẻ.

- Răng thưa: Đối với trường hợp răng thưa, ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì có thể sử dụng phương pháp trám răng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng nếu khoảng hở nhỏ 2mm.

- Trám răng hay chỗ trám cũ: Trám răng không phải là một kỹ thuật có độ bền vĩnh viễn cho nên theo thời gian, chỗ trám sẽ bị mòn do tác động của lực nhai. Chính vì thế, bác sĩ sẽ chỉ định hàn lại răng.

Ưu và nhược điểm của các vật liệu trám răng

 

Composite: Đây là loại vật liệu khá mới, được sử dụng khá phổ biến ngày càng được ưa chuộng ở nước ngoài. Còn ở Việt Nam, phương pháp hàn composite còn được gọi là trám răng thẩm mỹ.

 

+ Ưu thế nổi bật nhất của composite là có tính thẩm mỹ cao. Loại vật liệu này có rất nhiều màu khác nhau, có độ cứng, độ chịu lực rất tốt và được nhiều khách hàng lựa chọn. Các bác sĩ thường sử dụng vật liệu trám này để hàn vào các răng cần thẩm mỹ lại.

+ Tuy nhiên nhược điểm của vật liệu này là đòi hỏi độ chính xác cũng như kỹ thuật hàn răng tốt nếu không răng sâu rất dễ bị tái phát. Chính vì thế khi trám răng, bạn cần lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn thẩm mỹ.

Amangam:  Là loại vật liệu được làm bằng hỗn hợp của các phần tử kim loại bao gồm thuỷ ngân, bạc, kẽm…

+ Ưu điểm của loại vật liệu này là rẻ, rất dễ dùng, sức chịu lực tốt nên thường được dùng trong các lỗ hàn to hoặc ở những chỗ cần phải chịu áp lưc lớn như mặt nhai của răng hàm.

+ Nhược điểm là tính thẩm mỹ kém, do đó vật liệu này thường chỉ được dùng để hàn các răng ở phía trong của hàm răng như răng cối.

Inlay và Onlay: Đây được coi là một phương pháp tối ưu trong phục hồi răng thẩm mỹ được áp dụng trong trường hợp răng bị mất đi một phần hay toàn bộ cấu trúc của thân răng. Nó không bị thay đổi màu sắc theo thời gian, có độ bền cao, chức năng ăn nhai tốt.

 

GIC: Loại vật liệu này có không gây kích ứng và viêm lợi, được sử dụng tốt nhất khi trám xoang. Vật liệu GIC là vật liệu trám răng hiệu quả, nhưng có cách sử dụng tương đối đơn giản, điều trị giai đoạn sớm của bệnh sâu răng thậm trí còn có tác dụng ngăn ngừa sâu răng.

Chăm sóc răng sau khi trám

Chỗ trám muốn giữ được lâu thì điều quan trọng nhất là bạn phải chăm sóc răng đúng cách sau khi đã thực hiện trám tại nha khoa.

 


 

Hình ảnh chăm sóc răng sau khi trám.

 

- Sau 2 giờ đầu khi trám răng, bạn không nên ăn hay uống bất cứ thứ gì để giúp vật liệu trám đạt độ cứng phù hợp. Bạn nên tránh ăn các thực phẩm cứng, dai, dính trong vòng 2 ngày, đặc biệt là nếu bạn trám bạc.

 

- Không nên cắn quá mạnh tay hay nghiến răng vì sẽ khiến chỗ trám dễ bị bong tróc. Để bảo vệ chỗ trám cũng như toàn bộ răng, bạn không nên cắn móng tay hoặc dùng răng để mở nắp hộp hay xé bọc thực phẩm. 

- Bạn cần chải răng bằng bàn chải lông mềm với lực vừa phải để tránh gây mòn. Sau khi ăn, bạn nên súc miệng ngay. Sau 6 tháng liên tiếp, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe răng miệng 1 lần.

 

Trám răng là dịch vụ nha khoa phổ biến, tuy nhiên bạn nên lựa chọn trung tâm nha khoa chất lượng, có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, trang thiết bị sạch sẽ để đảm bảo duy trì chỗ trám lâu dài.

 

 

Các tin khác