Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha phổ biến, giúp răng dịch chuyển về vị trí như mong muốn. Tuy nhiên có phải trường hợp nào cũng có thể niềng răng? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nha khoa Smile One để tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phổ biến, giúp dịch chuyển răng bằng cách sử dụng các khí cụ chuyên dụng để kéo răng dịch chuyển về đúng vị trí như mong muốn, mang lại cho bạn một hàm răng cân đối và đều đặn.
Để quá trình chỉnh nha đạt được hiệu quả như mong muốn, phương pháp này đòi hỏi nha sĩ phải thực sự giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, hiểu biết về sự phát triển của răng, xương hàm và hệ thống sọ mặt. Đồng thời, biết cách sử dụng linh hoạt và chính xác các loại khí cụ để cân chỉnh răng hợp lý.
Răng hô: Răng hô là trường hợp răng cửa hàm trên sẽ đưa ra ngoài nhiều hơn so với răng cửa hàm dưới. Trong trường hợp bị hô nặng thì khớp cắn hai hàm không sát khít với nhau, môi trên không mím lại được như bình thường.
Răng hô không những làm giảm thẩm mỹ khuôn mặt mà còn khiến nhiều người khó khăn trong việc ăn nhai. Chính vì vậy, niềng răng giúp lấy lại được vẻ thẩm mỹ, bạn nên được tiến hành sớm nhất có thể nếu như gặp tình trạng này.
Răng móm: Khi bị móm thì xương hàm dưới sẽ đưa ra phía trước khiến răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm và miệng không thể khép kín. Răng móm khiến khuôn mặt kém thẩm mỹ và khả năng ăn nhai giảm sút.
Răng khấp khểnh: Trường hợp răng khấp khểnh, lệch lạc sẽ tạo điều kiện để thức ăn bám dính vào kẽ răng và khó vệ sinh sạch sẽ, dễ dẫn đến tình trạng sâu răng, viêm tuỷ và viêm nha chu. Vậy nên, việc niềng răng sẽ giúp phòng tránh bệnh lý nha khoa nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Răng thưa: Khi răng bị thưa, các thức ăn rất dễ rắt vào các kẽ răng. Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến việc phát âm của chúng ta. Vì vậy, bạn nên tiến hành niềng chỉnh răng để giúp các răng trở nên đều đặn.
Viêm nha chu là bệnh lý khá phổ biến xuất phát từ viêm nướu mãn tính. Khi bị viêm nhiễm, gây ra tình trạng tụt nướu và tiêu xương ổ răng, làm răng yếu đi. Khi đó sẽ dẫn tới tình trạng chân răng không còn vững chắc thì việc niềng răng sẽ không thể thực hiện được. Vì niềng răng mắc cài là 1 kỹ thuật nắn chỉnh răng bằng sự kết hợp lực của mắc cài, dây cung trong 1 thời gian dài, tạo nên một lực siết nhất định, yêu cầu răng phải hoàn toàn khỏe mạnh.
Khi niềng răng mắc cài, bác sĩ sẽ thực hiện đưa khí cụ lên bề mặt răng, tạo lực siết, giúp răng di chuyển.
Tuy nhiên do không phải lúc nào phần răng bọc sứ cũng đồng bộ với nhau. Ngoài ra, răng sứ và răng giả được tạo bằng 1 độ bóng nhất định ở mặt răng nên không có độ bám dính tốt như răng thật. Chính vì vậy, khi niềng răng sẽ tạo nên lực kéo, răng sứ sẽ rất dễ bị tuột ra, gây ê buốt cho người bệnh.
Nếu như xương hàm bạn quá yếu thì không nên tiến hành niềng răng. Bởi vì trong trường hợp này, răng và xương yếu, thể tích không đảm bảo sẽ không thể đáp ứng được theo lực siết của mắc cài.
Chính vì thế có những trường hợp niềng sau khi kết thúc quá trình điều trị và đeo niềng răng vẫn có thể lệch lạc trở lại ban đầu do quá trình ăn nhai. Ngoài ra, khi niềng răng sẽ khiến bệnh nhân bị ê buốt, đau đớn
Khi bạn đã thực hiện phương pháp cấy ghép implant, một trụ răng titanum sẽ được cấy ghép vào xương hàm. Vì vậy, khi tiến hành niềng răng có khả năng làm lung lay chân giả này do lực kéo tạo ra từ khí cụ chỉnh nha, mặt khác, độ chắc chắn của trụ răng Implant có thể khiến quá trình chỉnh nha thất bại. Vì vậy, nếu có răng cấy ghép implant mà muốn niềng răng, bạn nên thăm khám tại các trung tâm nha khoa uy tín. Nếu bác sĩ xác định cấu trúc hàm răng của bạn có thể niềng răng được thì bạn mới tiến hành niềng răng.
Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin về phương pháp chỉnh nha. Hãy liên hệ với Nha khoa Smile One ngay để được tư vấn và thăm khám miễn phí!!!
---------- ---------- ----------- ----------
NHA KHOA SMILE ONE – AN TOÀN CÔNG NGHỆ – THẨM MỸ NỤ CƯỜI
Hotline: 0938 874 358
Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoasmileone.vn
Hà Nội:
CS1: 219 Giáp Nhất - Thanh Xuân, Hà Nội
CS2: 167 Quan Hoa - Cầu Giấy, Hà Nội
TP. Hồ Chí Minh:
CS1: 27 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh
CS2: 5 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh
Thời gian làm việc: 8h00am - 19h00 pm (T2-CN)