/uploaded/2-nieng-rang/anh-bia-doi-ngu.jpg

Tụt nướu răng: Khái niệm, triệu chứng và cách điều trị

Tình trạng tụt nướu răng là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến ở nhiều người khi bước vào độ tuổi trung niên, tạo khuyết điểm lớn khiến nụ cười mất đị sự tươi tắn. Vậy tụt nướu răng là gì và có những triệu chứng nào, cách khắc phục ra sao? 

Sau đây, Nha khoa Smile One sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật A-Z những thắc mắc trên.

Tụt nướu răng là gì?

tut-nuou-rang
Tụt nướu răng (tiếng anh: Gum Recession)

Tụt nướu răng là tình trạng phần nướu bao quanh chân răng bị tụt xuống, để lộ chân răng. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng.

Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng tụt nướu răng sẽ gây ra những biến chứng tổn thương đến sức khỏe tăng miệng như: sâu răng, bệnh nha chu, viêm xương ổ răng,... nặng nhất là dẫn đến mất răng.

Triệu chứng khi răng bị tụt nướu

Để nhận biết tụt nướu răng nhanh chóng và dễ dàng nhất, dưới đây là một số triệu chứng điển hình của vấn đề này:

  • Răng trông dài ra bất thường: Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của tình trạng răng bị tụt nướu. Khi đó, phần lợi bị bệnh sẽ có độ kết dính kém với răng và tụt xuống, làm lộ phần chân răng khiến nó trông dài hơn so với các răng binh thường khác.

  • Nướu mềm nhũn bất thường: Nướu bị tụt xuống thường nhũn, không còn chắc như những phần lợi khỏe mạnh do không còn bám dính vào thành chân răng. 

  • Nhạy cảm hơn khi ăn uống: Khi nướu bị tụt, chân răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi ăn những món nóng lạnh, đồ ngọt và đồ chua.

  • Chảy máu nướu: Nướu khi bị tụt thường dễ tổn thương hơn, có thể chảy máu khi gặp tác động từ việc đánh răng, xỉa răng hoặc dùng chỉ nha khoa.

  • Hơi thở hôi: Vi khuẩn và mảng bám có thể dễ dàng xâm nhập vào các khe nướu khi lợi bị tụt, dẫn đến tình trạng hôi miệng khó chịu - đặc biệt là buổi sáng khi thức dậy..

  • Răng lung lay: Tụt nướu nặng có thể khiến răng yếu hơn do thiếu sự nâng đỡ - từ đó dẫn đến lung lay, thậm chí rụng răng.

Nguyên nhân gây tụt nướu răng

Theo Hiệp hội Nha khoa California (CDA) ước tính rằng cứ 4 người trưởng thành thì có 3 người mắc một số dạng bệnh nha chu. Điều này bao gồm cả tình trạng tụt nướu răng.

Bệnh nha chu là giai đoạn tiến triển của viêm nướu. Ban đầu, nó bắt đầu với sự tích tụ của vi khuẩn và mảng bám trong nướu và răng. Theo thời gian, mảng bám cứng lại làm tổn thương nướu và khiến chúng tụt ra khỏi răng. Trong trường hợp nặng, các túi nha chu hình thành giữa răng và nướu. Điều này tạo ra một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và mảng bám hình thành nhiều hơn.

Tụt nướu răng có thể do một số yếu tố gây ra, bao gồm:

  • Chải răng quá mạnh trong thời gian dài

  • Tích tụ cao răng (vôi răng)

  • Hút thuốc

  • Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ

  • Tiền sử gia đình mắc bệnh nướu răng

  • Tiểu đường

  • HIV

  • Một số loại thuốc có thể gây khô miệng. Điều này làm tăng nguy cơ tụt nướu. Khô miệng có nghĩa là miệng của bạn có ít nước bọt hơn bình thường. Nếu không có đủ nước bọt, các mô trong miệng có thể dễ bị nhiễm trùng và tổn thương do vi khuẩn.

Theo CDA, tụt nướu thường gặp nhất ở người trưởng thành từ 40 tuổi trở lên. Vì lý do này, nó thường bị hiểu nhầm là một dấu hiệu bình thường của lão hóa. Ngoài ra, nam giới có xu hướng bị tụt nướu nhiều hơn nữ giới.

Điều trị tụt nướu răng như thế nào?

Trước khi tiến hành điều trị tụt nướu, để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cũng như chẩn đoán lâm sàng nhằm xác định mức độ tụt nướu và các bệnh lý nha chu có liên quan:

Trường hợp nhẹ

Đối với tình trạng tụt nướu nhẹ, bác sĩ sẽ ưu tiên làm sạch mảng bám, thức ăn thừa tại khu vực bị tổn thương tại khe nướu bị tụt cũng như các vùng răng và nướu lân cận. Nếu phát hiện có viêm nhiễm, bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng sinh để loại bỏ tác nhân gây bệnh.

Trường hợp nặng

Khi tụt nướu nghiêm trọng gây mất xương và hình thành các túi nướu, bác sĩ có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp phẫu thuật để khắc phục tối ưu tình trạng này:

  • Hạn chế độ sâu của túi nha: Bác sĩ sẽ tiến hành gấp và bọc lại các mô nướu bị tụt nhằm giảm độ sâu của túi nha, đồng thời loại bỏ vi khuẩn có hại và cố định lại mô nướu sao cho bám chặt vào chân răng.. 

  • Tái tạo răng: Nếu tụt nướu đã phá hủy một phần xương răng, b sĩ sẽ tiến hành tái tạo lại phần xương và mô bị mất. Quy trình này bao gồm hạn chế độ sâu của túi nha ở trên, sau đó sử dụng các vật liệu tái tạo như mô ghép, tấm màng hoặc protein kích thích mô để khôi phục cấu trúc xương và mô nướu, giúp tình trạng tụt nướu được cải thiện 

Tụt nướu răng có hồi phục được không?

Tụt nướu không thể hồi phục và chữa khỏi 100%. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân được điều trị và theo dõi kỹ lưỡng, tình trạng tụt nướu sẽ được hạn chế tối đa và không bị nặng thêm. Do đó, sau khi điều trị tụt nướu, người bệnh nên thực hiện chú ý chăm sóc răng miệng bản thân thường xuyên theo khuyến nghị sau của Smile One để phòng ngừa tình trạng này tái phát:

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên và kỹ lưỡng: Đánh răng hai lần mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa và sử dụng nước súc miệng sát khuẩn để làm sạch các thức ăn thừa, mảng bám cứng đầu lưu cữu trong khoang miệng..

  • Khám răng định kỳ: Đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện sớm và điều trị dứt điểm các vấn đề về răng miệng phát sinh.

  • Hạn chế các thói quen xấu gây hại cho răng miệng: Bạn cần hạn chế tối đa hoặc bỏ hẳn các thói quen xấu như: quên đánh răng, hút thuốc lá,... để tránh các tác động có hại đến sức khỏe răng miệng.

Tụt nướu răng là một vấn đề phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ thẩm mỹ mà còn cả sức khỏe răng miệng của bệnh nhân mắc phải. Hy vọng rằng, với những chia sẻ trong bài viết của Smile One, bạn đã hiểu hơn về tụt nướu răng là gì và có hướng phòng tránh và xử trí phù hợp nhất cho trường hợp bản thân mình. Chúc bạn luôn có nụ cười đẹp và khỏe mạnh!

Các tin khác