Bệnh nướu răng hình thành do các mảng bám thức ăn lâu ngày hình thành bám vào chân răng, là nơi lý tưởng để vi khuẩn phát triển tích tụ và gây viêm nướu xung quanh răng. Mảng bám có thể khiến nướu sưng đỏ, chảy máu,... lâu ngày có thể dẫn đến bệnh viêm nha chu gây ra tình trạng mất răng. Theo các nghiên cứu, bệnh viêm nướu và mất răng làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng, có liên quan ung thư tuyến tụy, thực quản, dạ dày...
Trong cơ thể chúng ta tồn tại hàng triệu vi sinh vật nhỏ bé mà mắt thường không nhìn thấy được, chúng sinh tồn với các chức năng khác nhau. Tuy nhiên, có một nơi là phần lớn các vi khuẩn sinh sống đó là khoang miệng. Bạn có biết tại sao chúng lại tồn tại ở khoang miệng mà không phải những nơi khác không?
Khoang miệng là môi trường sống lý tưởng cho tất cả các vi sinh vật phát triển. Nó là một khoang của cơ thể con người mở trực tiếp ra bên ngoài, với độ ẩm và điều kiện oxy hóa hoàn hảo, vi khuẩn sẽ càng ngày càng phát triển nếu như bạn không vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn ngừa sự sinh sôi của chúng với hơn 700 loài. Vào năm 2020, Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, Mỹ và một số đơn vị, đã công bố nghiên cứu trên hơn 148.000 người, hệ vi sinh vật trong miệng và sự cân bằng của vi khuẩn bên trong nó ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể theo nhiều cách. Trong đó, có mối liên hệ giữa hệ vi sinh vật đường miệng và ung thư. Bệnh nướu răng và mất răng làm nguy cơ ung thư đại trực tràng gia tăng, ngoài ra nó cũng liên quan đến ung thư đầu và cổ, tuyến tụy, thực quản.
Bệnh viêm nướu làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng
Ths Bs Nguyễn Tuấn Dương CEO Nha khoa Smile One chia sẻ: “
Bệnh nướu răng có nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày cao hơn so với những người không mắc bệnh nướu răng. Chính vì vậy chúng ta cần đến nha khoa thăm khám sức khỏe định kỳ để
vệ sinh răng miệng và bác sĩ có thể kịp thời phát hiện những bệnh lý bất thường và xử lý chúng sớm trước khi quá muộn”.
Mỗi ngày chúng ta đưa rất nhiều loại thức ăn vào khoang miệng, những vi sinh vật này tận dụng phần còn lại của thức ăn còn sót lại trên răng, nướu, lưỡi và các bề mặt khác. Tuy nhiên, trong khoang miệng cũng có một hệ thống bảo vệ bạn khỏi những vi khuẩn này, chính là nước bọt. Có một số vi khuẩn đã quen với việc sống trong khoang miệng thích nghi với các hàng rào bảo vệ của cơ thể chúng ta. Đây là những vi khuẩn có lợi, trong điều kiện bình thường, thậm chí có thể tốt cho sức khỏe của bạn. Giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại hình thành lên một sự cân bằng. Khi sự cân bằng này bị phá vỡ, vi khuẩn xấu sẽ hoạt động. Chúng có thể sinh sản và xâm chiếm miệng, gây ra tất cả các loại bệnh lý răng miệng như caries hoặc viêm nướu. Người bị bệnh nướu răng có nguy cơ bị polyp răng cưa đại tràng hơn 17% so với người bình thường không bị bệnh nướu răng.
Ths Bs Nguyễn Tuấn Dương thăm khám sức khỏe răng miệng cho khách hàng tại nha khoa Smile One
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người mất từ 4 răng do bệnh viêm nha chu. có liên quan đến nguy cơ mắc polyp răng cưa tăng 20%. Tiền sử bệnh nướu răng có thể làm tăng 11% nguy cơ u tuyến thông thường, một loại polyp đại tràng khác không phải ung thư nhưng có thể phát triển thành ung thư.
So với người khỏe mạnh, người được chẩn đoán ung thư đại trực tràng có tỷ lệ lây truyền vi khuẩn F. nucleatum có hại từ miệng đến ruột cao hơn. F. nucleatum có khả năng kết hợp với các loại vi khuẩn khác để tạo thành màng sinh học trên bề mặt răng, gây bám dính và tăng khả năng viêm nướu. Nó cũng có thể tấn công các tế bào bảo vệ và gây tổn thương cho mô mềm xung quanh răng, viêm nướu và bệnh nha chu.
Chính vì vậy Ths Bs Nguyễn Tuấn Dương khuyên mỗi người nên có chế độ ăn uống hợp lý và vệ sinh răng miệng đúng cách, tái khám định kỳ 6 tháng một lần để giữ gìn hệ vi sinh đường miệng khỏe mạnh, không gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến cơ thể.
Xem thêm:
Hậu quả của viêm lợi khi không được điều trị
Cách chữa viêm lợi trùm và những điều cần biết
Viêm nướu răng và những biến chứng khó lường