Bạn có thể tìm hiểu thêm:
Cười hở lợi ở trẻ em là tình trạng khi cười lợi phần lợi sẽ bị lộ ra khoảng 3mm trở lên so với bình thường. Cũng giống như người lớn, trẻ em khi cười hở lợi cũng có các mức độ từ nhẹ đến nặng và đến rất nặng.
- Cười hở lợi ở mức độ nhẹ là khi cười mô nướu hiện ra nhiều hơn 3mm và ít hơn 25% so với chiều dài của chân răng.
- Cười hở lợi mức trung bình: Là tình trạng khi cười mô nướu sẽ hiện ra nhiều hơn 25% nhưng lại thấp hơn 50% chiều dài của thân răng.
- Cười hở lợi ở mức độ nặng: là khi cười mô nướu sẽ lộ ra nhiều hơn 50% nhưng lại thấp hơn 100% chiều dài của thân răng.
- Cười hở lợi mức độ rất nặng: là tình trạng khi cười mô nướu sẽ hiện ra nhiều hơn 100% so với chiều dài của thân răng.
Nhưng tình trạng cười hở lợi trẻ em lại không dễ dàng nhận thấy như ở người lớn. Tình trạng này ở các bé chỉ có thể nhận ra khi răng sữa của các bé đã được thay thế hoàn toàn. Vì thế ở thời điểm này các bậc phụ huynh cần phải chú ý đến vị trí và hướng mọc của răng. Nếu nhận thấy răng mọc chìa ra quá nhiều hoặc là thân răng quá ngắn thì chắc chắn nguy cơ dẫn đến cười hở lợi ở trẻ là rất cao. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do thói quen hay mút tay hoặc hay khi răng mọc trẻ thường đẩy lưỡi nên gây ra hiện tượng răng hô, răng vẩu khiến cho bé cười hở lợi.
Trẻ em khi bị cười hở lợi sẽ khó phát hiện hơn. Thế nhưng không có nghĩa là không thể nhận thấy. Vì thế khi phát hiện ra tình trạng này, các bậc phụ huynh cần phải điều trị cho trẻ ngay để tránh bị nặng về sau gây mất thẩm mỹ cho nụ cười. Tuy nhiên vì trẻ đang ở độ tuổi phát triển nên không thể can thiệp bằng các giải pháp nha khoa như cắt nướu, hay phẫu thuật hàm như với người trưởng thành.
Hơn nữa cũng có những trường hợp khi đến tuổi trưởng thành thì tình trạng cười hở lợi của trẻ sẽ tự thay đổi và biến mất.Cùng với đó. do sức khỏe của trẻ vẫn chưa thể đủ nên không thể trải qua được bất kỳ cuộc phẫu thuật nào dù chỉ là một cuộc tiểu phẫu đơn giản. Bên cạnh đó nếu điều trị cười hở lợi cho bé trong giai đoạn này chắc sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc của xương hàm mặt của bé sau này. Vì thế nếu thực sự bé bị cười hở lợi thì vẫn cần phải đợi cho đến khi bé đủ 18 tuổi khi cấu trúc xương hàm đã gần như hoàn thiện thì mới tiến hành chữa cười hở lợi. Vì thế khi trẻ đủ 18 tuổi nếu vẫn cười hở lợi thì bố mẹ hãy đưa bé đến nha khoa đẻ điều trị cười hở lợi.
Cắt nướu sẽ được tiến hành trong trường hợp bé cười hở lợi do phì đại nướu bao trùm lên thân răng. Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một phần nướu ở chân răng với một tỷ lệ phù hợp. Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ quyết định cắt nướu bằng dao phẫu thuật chuyên dụng hoặc cắt bằng tia laser.
Trong trường hợp nguyên nhân gây ra cười hở lợi ở trẻ là do môi thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật làm giảm cường cơ nâng môi. Các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ và cắt đi một phần nhóm cơ nâng môi trên để làm giảm mực kéo của môi. Còn nếu cười hở lợi là do viền môi thì bác sĩ sẽ tiến hành tiêm botox để chấm dứt tình trạng cười hở lợi.
Nếu bé bị cười hở lợi là do cấu trúc của xương hàm thì các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật đẩy hàm để giúp cho hàm trên và hàm dưới khít lại với nhau.
Trong trường hợp trẻ bị cười hở lợi là do phần hàm trên bao trùm xuống hàm dưới và kéo cho phần răng bị tụt xuống thì các bác sĩ sẽ tiến hành niềng răng kết hợp với đánh lún để điều trị cười hở lợi.
Sau khi phẫu thuật chữa cười hở lợi, phần thân răng sẽ bị xấu và bị xỉn màu, vì thế cần phải bọc răng sứ để giúp bù đắp cho thân răng làm cho hàm răng trắng và đều hơn.
Như vậy đối với trường hợp cười hở lợi ở trẻ em các bậc phụ huynh không cần phải quá lo lắng. Trong quá trình phát triển của trẻ, bố mẹ hãy quan tâm đến sự phát triển của răng, khi bé đến tuổi trưởng thành nếu có bất kỳ vấn đề nào hãy đưa bé đến bệnh viện chuyên khoa để điều trị kịp thời.
Nguồn tin: https://nhakhoasmileone.vn/