1. Trồng răng Implant cho người cao tuổi: Những lưu ý quan trọng
Implant là phương pháp phục hình răng đã mất hiệu quả, giúp người bệnh có thể duy trì hoạt động ăn nhai và cải thiện ngoại hình. Phương pháp phục hình răng này có thể áp dụng được với những người cao tuổi.
Tuy nhiên, đối với người cao tuổi mắc các bệnh lý nền, việc thực hiện cấy ghép implant không hề đơn giản. Những yếu tố như tình trạng sức khỏe tổng quát, sự ổn định của xương hàm và các bệnh lý nền có thể ảnh hưởng đến sự thành công của ca cấy ghép.
Các yếu tố quan trọng cần lưu ý khi cấy ghép implant cho người cao tuổi bao gồm:
- Sức khỏe tổng quát: Người cao tuổi thường có các vấn đề về sức khỏe như tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim mạch… Việc kiểm tra và ổn định các tình trạng này là rất quan trọng để đảm bảo quá trình cấy ghép thành công.
- Chất lượng xương hàm: Một yếu tố quan trọng nữa là tình trạng xương hàm. Sau khi mất răng lâu ngày, xương hàm có thể bị tiêu đi, dẫn đến khó khăn trong việc cấy ghép implant. Nếu xương hàm không đủ chắc chắn, bác sĩ có thể đề xuất các phương án cấy ghép đặc biệt như "Implant Màng Xương".
Ảnh minh họa: Ca cấy ghép implant màng xương
(Các TH này cần thực hiện tại cơ sở theo đúng quy định của bộ y tế)
2. Lợi ích khi người cao tuổi chọn trồng răng implant màng xương
Khi xương hàm bị tiêu nhiều, xương vỏ cứng nhưng xương ruột lại xốp, tỷ lệ thành công của cấy ghép Implant thông thường có thể chỉ đạt khoảng 50%. Hơn nữa, đối với những người có bệnh lý nền phức tạp như bệnh tim mạch (đã đặt máy trợ tim), bị bệnh tiểu đường… , việc lựa chọn phương pháp điều trị an toàn, chính xác và ít xâm lấn là vô cùng quan trọng. Trong trường hợp này, Implant Subperiosteal (Implant Iuxta) là một giải pháp hiệu quả. Công nghệ này sử dụng thiết kế màng xương tùy chỉnh neo trên đỉnh xương còn lại, giúp tối ưu hóa sự tích hợp mà không cần thực hiện các ca cấy ghép xương phức tạp. Đây là một lựa chọn phù hợp, giúp bệnh nhân phục hồi chức năng nhai mà không cần phải lo lắng về các phẫu thuật xâm lấn sâu.
Ưu điểm của Implant màng xương:
- Không cần ghép xương, phù hợp với bệnh nhân tiêu xương nặng.
- Tích hợp chắc chắn, giảm nguy cơ đào thải.
- Phục hồi ăn nhai và thẩm mỹ cao, mang lại nụ cười tự tin.
Implant Iuxta là một giải pháp đột phá, giúp những bệnh nhân tưởng chừng không thể cấy ghép vẫn có cơ hội sở hữu hàm răng vững chắc. Đây là minh chứng rõ ràng cho sự phát triển vượt bậc của ngành nha khoa Việt Nam, giúp mang lại hy vọng và nụ cười cho những bệnh nhân tưởng chừng như không thể thực hiện giấc mơ cấy ghép.
Lợi ích của việc trồng răng Implant cho người cao tuổi:
Cấy ghép implant màng xương mang lại nhiều lợi ích cho người cao tuổi, không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn về khả năng ăn nhai và duy trì sức khỏe xương hàm. Những lợi ích cụ thể bao gồm:
- Tính thẩm mỹ cao: Implant trông giống như răng thật, giúp người bệnh tự tin khi giao tiếp và không còn cảm thấy xấu hổ khi thiếu răng.
- Khôi phục khả năng ăn nhai: Người cao tuổi có thể ăn các loại thực phẩm đa dạng hơn, từ thịt, rau củ tươi cho đến các món ăn dễ nhai mà không gặp khó khăn.
- Bảo vệ sức khỏe xương hàm: Cấy ghép implant giúp ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm, một vấn đề thường gặp khi mất răng lâu dài. Điều này không chỉ giúp cải thiện chức năng ăn nhai mà còn bảo vệ cấu trúc xương hàm.
.png)
Ảnh minh họa: Ca cấy ghép implant màng xương
(Các TH này cần thực hiện tại cơ sở theo đúng quy định của bộ y tế)
3. Quy trình thực hiện cấy ghép Implant Màng Xương cho bệnh nhân
Việc cấy ghép implant màng xương yêu cầu một quy trình phức tạp, bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chụp phim CBCT: Đây là bước đầu tiên để đánh giá tình trạng xương hàm và các yếu tố liên quan. Việc chọn địa chỉ chụp CT chất lượng cao là rất quan trọng vì hình ảnh không rõ nét sẽ ảnh hưởng đến quá trình thiết kế implant.
Bước 2: Lấy mẫu hàm và dữ liệu STL
Sau khi có kết quả phim CBCT, kỹ thuật viên sẽ tiến hành scan mẫu hàm của bệnh nhân để thu thập dữ liệu STL phục vụ cho việc thiết kế implant. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể mượn hàm giả của bệnh nhân để scan và xác định giá khớp, đảm bảo sự chính xác trong thiết kế.
Bước 3: Kiểm tra và thiết kế implant
Dữ liệu CBCT và STL sau khi được thu thập sẽ được gửi đến nhà sản xuất để kiểm tra và thiết kế implant. Bác sĩ và nhà sản xuất sẽ cùng thảo luận, điều chỉnh thiết kế để đảm bảo sự phù hợp và an toàn, nhằm tối ưu hóa tỷ lệ thành công của ca cấy ghép.
Bước 4: Cam kết và sản xuất implant
Sau khi thống nhất thiết kế, bác sĩ sẽ điền các thông tin cần thiết vào các mẫu form yêu cầu và gửi lại cho nhà sản xuất. Quá trình sản xuất implant thường kéo dài từ 1-2 tuần, tùy vào độ phức tạp của ca, đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao nhất.
Bước 5: Cấy ghép Implant
Khi implant đã được sản xuất xong, bác sĩ sẽ thực hiện cấy ghép vào xương hàm của bệnh nhân. Sau khi cấy ghép, bệnh nhân cần thời gian để implant tích hợp hoàn toàn với xương hàm, đảm bảo sự ổn định lâu dài và chức năng ăn nhai như răng thật.
Quy trình cấy ghép Implant được thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu vô khuẩn và sử dụng thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, cam kết mang đến kết quả điều trị đảm bảo an toàn tối đa cho bệnh nhân.

Ảnh minh họa: Ca cấy ghép implant màng xương
(Các TH này cần thực hiện tại cơ sở theo đúng quy định của bộ y tế)
4. Kết luận
Khi bị mất răng, người cao tuổi nên có phương án phục hình răng sớm để ngăn ngừa quá trình tiêu xương có thể xảy ra. Smile One hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp người cao tuổi đưa ra quyết định đúng đắn khi lựa chọn trồng răng implant, cũng như tìm được địa chỉ nha khoa uy tín.