smileone

Hàm răng móm nặng không nha khoa nào nhận và hành trình niềng răng không phẫu thuật của bạn Trường dưới bài tay của ThsBs Nguyễn Tuấn Dương

Hàm răng móm nặng không nha khoa nào nhận và hành trình niềng răng không phẫu thuật của bạn Trường dưới bài tay của ThsBs Nguyễn Tuấn Dương
“Cái răng cái tóc là góc con người” để nói lên tầm quan trọng của hàm răng và mái tóc trong việc nhìn nhận, đánh giá nhân tướng con người. Tình trạng răng xấu cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ khuôn mặt cũng như cơ hội thăng tiến trong công việc, đặc biệt răng là tình trạng răng móm.
 

Tại sao nhiều người bị răng móm?

Răng móm hay khớp cắn ngược chính là một hiện tượng sai lệch về khớp cắn khá phổ biến, cung răng hàm dưới phủ ngoài cung răng hàm trên làm cho gương mặt như bị gãy khúc khi nhìn nghiêng, thường bị gọi là mặt lưỡi cày. Điều này gây khó khăn khi ăn nhai và dẫn đến ảnh hưởng tới thẩm mỹ khuôn miệng và cả nụ cười. Người bệnh luôn thấy mặc cảm, tự ti với bản thân và ngại ngùng khi giao tiếp với tất cả mọi người. 
Tình trạng răng móm thường do thói quen xấu trong sinh hoạt như ăn nhai, cắn, mút ngón tay, đẩy lưỡi,... hay mất răng, thiếu răng bẩm sinh. Những thói quen này sẽ khiến răng bị xô lệch dần dần, hàm dưới vượt ra ngoài hàm trên và gây ra tình trạng móm. Một phần nguyên nhân khác cũng có thể do di truyền, hàm dưới phát triển quá mức so với hàm trên nên gây ra tình trạng móm. Có hai trường hợp răng móm, móm do xương hàm và móm do răng. Trường hợp răng móm do hàm thì phần lớn là do di truyền từ ông, bà, bố, mẹ,...
 

Hàm răng móm nặng của bạn Thái Văn Trường

 
Người có răng móm, khuôn mặt có thể bị biến dạng thành mặt lưỡi cày gây mất thẩm mỹ, tự ti khi giao tiếp. Chức năng ăn nhai kém, ảnh hưởng tới khả năng phát âm và có thể gây ra các bệnh lý về răng miệng như rối loạn khớp thái dương hàm. 
Có quá nhiều những ảnh hưởng, vậy giải pháp nào sẽ khắc phục được tình trạng răng móm đây?
 

Cùng lắng nghe bạn Thái Văn Trường chia sẻ sau khi tháo niềng răng nhé!

Răng móm nên niềng răng hay phẫu thuật?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha hiệu quả giúp khắc phục tình trạng răng hô, móm rất hiệu quả, giúp dịch chuyển răng bằng cách dùng những khí cụ nha khoa có tính chất chuyên dụng, mang lại cho bạn một hàm răng cân đối và đều đặn.
Niềng răng phẫu thuật là phương pháp chỉnh nha sử dụng kỹ thuật phẫu thuật chỉnh hình xương hàm để tạo tỷ lệ thẩm mỹ cho hàm so với khuôn mặt giúp giảm hô, móm, khắc phục tình trạng sai khớp cắn nặng. Phương pháp này chỉ áp dụng đối với những trường hợp gặp phải cả vấn đề về xương hàm trên hoặc hàm dưới phát triển quá mức so với hàm còn lại. Phẫu thuật chỉnh nha sử dụng kỹ thuật bóc tách mô bằng kỹ thuật nội soi 3D ít xâm lấn hạn chế tối đa những tổn thương và hỗ trợ phục hồi nhanh chóng mà không gây ra đau đớn và sưng tấy. Tuy nhiên, ở nha khoa Smile One, với trình độ nghiệp vụ và chuyên môn của mình, Ths Bs Nguyễn Tuấn Dương đã khắc phục thành công hàng trăm ca niềng răng móm nặng mà không cần phẫu thuật. 

 
 

Trước và sau khi niềng răng

Lời khuyên từ chuyên gia Việt Pháp sau khi đã điều trị hàng trăm ca niềng răng móm

Khắc phục thành công hàng trăm ca niềng răng móm nặng không cần phẫu thuật, Ths Bs Nguyễn Tuấn Dương ngày càng khẳng định tay nghề của mình - bàn tay vàng hô biến những ca móm nặng đổi đời nhan sắc. Anh luôn trăn trở “Làm sao phát triển hơn nữa để mang đến cho bệnh nhân những dịch vụ nha khoa tiên tiến hàng đầu khắc phục khó khăn mà họ đang gặp phải ”. Từ đó Ths Bs Nguyễn Tuấn Dương cũng có những lời khuyên dành cho các bạn đang gặp phải tình trạng giống như vậy. 
Với những ca khớp cắn ngược, để dự phòng được nó, các phụ huynh nên cho con đi khám răng từ sớm để khi phát hiện ra những bất thường trên răng trẻ. Đặc biệt là giai đoạn từ  6 - 8 tuổi, là giai đoạn trẻ bắt đầu thay răng sữa, để các bác sĩ kiểm tra tình răng của trẻ có bị sai lệch về khớp cắn hay không để can thiệp điều trị sớm. Đến giai đoạn 10 - 12 tuổi trẻ sẽ không bị quá nặng. Ở giai đoạn thứ 2 từ 10 - 12 tuổi, trẻ bắt đầu thay răng hàm, nếu bố mẹ đã bỏ qua giai đoạn vàng (6 - 8 tuổi), thì nên tiếp tục điều trị ở giai đoạn này, kết quả điều trị sẽ cải thiện. Càng để lâu, răng móm càng khó điều trị, có thể phải can thiệp cả phẫu thuật. 
Chính vì thế Ths Bs Nguyễn Tuấn Dương khuyên các bố mẹ hãy để ý sức khỏe răng miệng của con từ lúc bé thay răng, để can thiệp sớm cho con một hàm răng khỏe mạnh. Vì răng móm rất dễ tái phát sau niềng, nên niềng từ lúc bé còn nhỏ thì kết quả niềng càng ổn định hơn. 


 

Các tin khác