/uploaded/2-nieng-rang/anh-bia-doi-ngu.jpg

Răng Vỡ, Bể, Mẻ Có Sao Không? Nguyên Nhân & Giải Pháp Tốt Nhất

Răng bị vỡ, mẻ là tình trạng nha khoa phổ biến gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đau đớn trong ăn nhai và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không khắc phục kịp thời. Trong bài viết này, Nha khoa Smile One sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết tất tần tật về tình trạng răng bị vỡ mẻ, bao gồm: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách xử trí hiệu quả nhất.

Cùng bắt đầu nhé!

Nguyên nhân dẫn đến răng bị vỡ, mẻ

Răng bị vỡ hoặc mẻ bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như:

  • Áp lực do thói quen nghiến răng liên tục và kéo dài

  • Thói quen ăn những đồ ăn cứng, chẳng hạn như: đá lạnh, các loại hạt, xương, sụn…

  • Chế độ ăn hàng ngày có tính axit cao gây mài mòn răng.

  • Chế độ dinh dưỡng kém khiến cơ thể bị thiếu canxi, dẫn đến răng bị giòn và dễ nứt vỡ

  • Những tác động vùng hàm miệng do các nguyên nhân như: tai nạn, xô xát, ngã, chơi thể thao,... dẫn đến chấn thương răng gây mẻ hoặc vỡ răng.

  • Áp lực thay đổi nhiệt độ đột ngột trong miệng (chẳng hạn như việc ăn đồ quá nóng, sau đó ăn đồ lạnh ngay lập tức) khiến răng cũng giãn nở đột ngột theo gây mẻ, vỡ.

  • Răng mẻ, vỡ cũng liên quan nhiều đến vấn đề tuổi tác. Khi một người càng già, răng cũng lão hóa theo và mỏng manh hơn dẫn đến nứt vỡ răng, đặc biệt là những bệnh nhân trên 50 tuổi.

Dấu hiệu nhận biết răng bị vỡ

Để nhận biết bản thân có bị vỡ hay mẻ răng hay không, dưới đây là một số cách đơn giản:

  • Quan sát triệu chứng bằng mắt thường: Nếu răng bị vỡ nằm ở khu vực răng cửa và lân cận, bạn có thể dễ dàng nhận thấy các mảnh vỡ bằng mắt thường.

  • Âm thanh và mảnh vỡ: Trong trường hợp vỡ răng hàm nằm sâu trong miệng, khi ăn nhai, bạn có thể nghe thấy tiếng rắc rắc và cảm nhận được các mảnh vỡ của răng rơi ra.

  • Cảm giác ê buốt và đau đớn: Khi răng bị vỡ, bạn sẽ thường cảm thấy ê buốt và đau do ngà răng bị lộ, gây kích ứng khi ăn đồ quá lạnh hoặc quá nóng.

  • Mỏi hàm: Răng sứt mẻ sẽ chịu lực tiếp xúc không đều, điều này tạo áp lực gây ra tình trạng mỏi hàm.

  • Các triệu chứng khác: Nếu chiếc răng bị vỡ quá nhiều, bên cạnh tình trạng đau nhức và ê buốt dữ dội, bạn còn cảm thấy đau đầu, ù tai và các biểu hiện khác làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của bản thân.

Cách xử lý khi răng bị vỡ

Cố gắng khạc nhổ mảnh vỡ ra ngoài

Răng bị vỡ dẫn tới sâu răng
Răng bị vỡ dẫn tới sâu răng

Trong quá trình ăn uống, nếu bạn cảm nhận thấy mảnh vỡ của răng bị rơi ra thì hãy cố gắng khạc nhổ ra ngoài ngay lập tức. Điều này là bởi răng bị vỡ trộn lẫn vào trong thức ăn sẽ đóng vai trò như sạn, có thể gây tác động làm vỡ các răng khác hoặc làm ảnh hưởng đến nướu. Ngoài ra, nếu không may nuốt phải, mảnh vỡ răng sắc nhọn có thể tác động đến cơ quan tiêu hóa gây ra các biến chứng không mong muốn.

Với mảnh vỡ răng vừa mới nhổ ra, bạn cần giữ lại và bảo quản chúng trong hộp kín với một chút nước bọt để mang đến bác sĩ. Trong một số trường hợp, những mảnh vỡ này có thể gắn lại vào răng, giúp bảo toàn tối đa răng tự nhiên của bạn.

Không nên sờ vào phần đang bị vỡ

Khi răng bị vỡ, chúng ta thường có xu hướng dùng tay hoặc lưỡi sờ vào phần bị vỡ để kiểm tra. Điều này hoàn toàn không nên bởi răng mới bị bể thường rất sắc nhọn, có thể làm tổn thương bạn khi chạm vào. Ngoài ra, việc dùng tay chạm vào còn tạo điều kiện cho vi khuẩn lây nhiễm vào cơ thể thông qua vết vỡ răng gây ra rủi ro biến chứng không đáng có cho cơ thể.

Thay vì chạm vào phần răng vỡ, việc mà bạn nên làm ngay là dùng bông y tế đắp vào vùng bị tổn thương. Điều này giúp bạn hạn chế tối đa vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng răng miệng.

Súc miệng

Súc miệng
Súc miệng giúp giảm nhiễm trùng răng

Khi răng bị vỡ, phần ngà và tủy răng có thể bị lộ ra ngoài - tiềm ẩn nguy cơ vi khuẩn xâm nhập. Do đó, việc súc miệng sẽ giúp bảo vệ vết thương của bạn tránh tình trạng nhiễm trùng, giúp sức khỏe răng miệng của bạn an toàn hơn.

Ăn các loại thức ăn mềm

Khi răng bị bể, chúng mỏng manh và dễ bị tổn thương nhiều hơn. Do đó, bạn nên tránh thức ăn cứng, dai, giòn, quá nóng, quá lạnh,.. để tránh kích ứng thêm phần răng bị vỡ.

Hẹn gặp bác sĩ nha khoa

Sau khi phát hiện răng bị vỡ, bạn cần ngay lập tức liên hệ tới các địa chỉ Nha khoa uy tín như Smile One. Tại đây, các bác sĩ sẽ thăm khám, xác định mức độ nghiêm trọng của vết nứt vỡ để có biện pháp khắc phục kịp thời, ngăn chặn tổn thương thêm hoặc ảnh hưởng đến các khu vực lân cận - từ đó giúp bạn nhanh chóng quay trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Biện pháp nha khoa khắc phục răng bị vỡ

Tại Smile One, với các ca răng bị mẻ hoặc vỡ, tùy vào các trường hợp mà các bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp khắc phục phù hợp:

Hàn răng bằng sứ

Đây là phương pháp áp dụng cho những trường hợp răng bị mẻ/vỡ với diện tích nhỏ, không bị ảnh hưởng quá nhiều đến mô răng. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành mài bớt phần mô răng tổn thương, sau đó sử dụng vật liệu trám bằng Composite có màu tương tự với răng tự nhiên để lấp đầy khoảng trống do vỡ răng để lại. 

Ưu điểm của phương pháp khắc phục răng bị vỡ bằng cách hàn sứ là cực kỳ nhanh chóng, bạn chỉ mất 15 - 20 phút để khôi phục vẻ đẹp vốn có cho nụ cười của mình.

Bọc răng sứ bị vỡ

Đây là phương pháp phục hình răng sứ tối ưu, được áp dụng phổ biến hiện nay cho các trường hợp răng bị vỡ. Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ mài nhỏ phần men răng với tỷ lệ phù hợp, sau đó đặt mão răng sứ lên trên.

Phương pháp bọc răng sứ được đánh giá cao bởi mang đến ngoại hình như răng thật, bền bỉ lên tới 20 năm nếu được chăm sóc kỹ lưỡng và đúng cách. Quá trình xử lý răng vỡ bằng cách này cũng rất nhanh chóng, chỉ kéo dài từ 2-4 ngày để có một nụ cười đẹp như mong muốn.

Trồng răng implant

Trồng răng Implant
Trồng răng Implant

Trong trường hợp răng bệnh nhân bị vỡ lớn, đồng thời phần ngà và tủy răng bị hư hại nghiêm trọng thì trồng răng Implant là phương pháp tối ưu nhất để khôi phục lại phần răng bị tổn thương. Ở phương pháp này, các bác sĩ sẽ nhổ bỏ phần răng bị vỡ, sau đó là thay thế bởi trụ implant có khả năng tương thích tốt, chất liệu an toàn với sức khỏe con người. Sau thời gian 1 - 6 tháng khi implant tích hợp hoàn toàn vào xương hàm và nướu, các bác sĩ sẽ đặt mão răng lên trên để hoàn thiện.

Trồng răng implant có ưu điểm mang lại cho bệnh nhân chiếc răng mới y hệt răng tự nhiên, khả năng ăn nhai tốt như răng thật. Tuy nhiên, nhược điểm cố hữu của phương pháp này là khá lâu do bạn cần phải chờ từ 1-6 tháng để trụ răng tích hợp vào xương hàm và nướu, dẫn đến sự khiếm khuyết cho nụ 

Răng bị vỡ, mẻ là vấn đề nha khoa cần được điều trị kịp thời để tránh những biến chứng gây rủi ro không đáng có cho sức khỏe răng miệng. Hy vọng qua bài viết của Smile One, bạn đã có những kiến thức hữu ích về tình trạng này và có biện pháp xử trí phù hợp cho bản thân mình nếu mắc phải. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Các tin khác