Câu hỏi: Bác sĩ ơi, phía răng hàm dưới của em đang mọc cái răng khôn bị đau nhức rất khó chịu. Bây giờ em phải làm sao để hết đau vậy ạ? Liệu uống thuốc có hết không hay phải chữa răng như thế nào ạ? Mong bác sĩ giải đáp giúp em.
Trả lời:
Chào bạn. Thắc mắc về vấn đề “Răng khôn bị đau nhức phải làm sao để hết đau” của bạn, Nha khoa Smile One xin phép giải đáp như sau:
Răng khôn bị đau khi mọc là tình trạng gặp phải ở rất nhiều người. Bởi răng khôn mọc vào độ tuổi trưởng thành từ 17-25 tuổi, khi đó xương hàm đã cứng chắc, các răng khác đã mọc đầy đủ trên cung hàm. Khi răng khôn mọc sẽ đâm qua nướu gây đau nhức bên trong, răng càng phát triển thì càng đau và khó chịu hơn.
Răng khôn bị đau phải làm sao là băn khoăn của nhiều người
Một số trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, khi mọc sẽ nhú mọc một phần răng gây lợi trùm, làm viêm nhiễm quanh răng, sưng đau nướu. Chưa kể răng khôn mọc lệch, mọc ngầm sẽ đâm vào răng số 7 kế cận, làm đau nhức vùng răng số 7-8, tạo lực đẩy khiến các răng phía trước bị xô lệch, khấp khểnh.
Răng khôn khi mọc sẽ nhú mọc thành từng giai đoạn, chứ không mọc luôn. Chính vì thế, bạn sẽ thấy răng khôn bị đau vài ngày, sau đó sẽ hết nhưng có thể sẽ đau nhức tái đi tái lại vài lần trong một năm hoặc vài năm.
Cách xử lý đối khi răng khôn bị đau còn tùy thuộc vào tình trạng răng khôn ở từng người.
Thông thường với răng khôn mọc thẳng, khi răng nhú mọc sẽ nứt lợi gây đau nhức mất vài ngày và mất khoảng 2-4 đợt như vậy. Tuy nhiên, có những người chỉ khi răng khôn mọc hết lên khi đó mới hết đau. Với trường hợp này, răng khôn bị đau sẽ tự hết sau vài ngày. Bạn cần lưu ý chế độ vệ sinh răng miệng và vùng răng khôn thật tốt để tránh viêm nhiễm và giảm sưng tấy, giảm đau khi răng khôn mọc.
Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây lợi trùm và nhiều biến chứng nguy hiểm
Nhổ răng khôn là cách duy nhất giúp bạn chấm dứt vấn đề răng khôn bị đau đối với trường hợp răng mọc lệch, mọc ngầm. Vì khi răng khôn càng phát triển sẽ càng gây ra tình trạng xô đẩy răng số 7, viêm lợi do lợi trùm, co cứng hàm, thậm chí có những trường hợp biến chứng nặng như răng mọc lệch đâm ra ngoài má, áp xe mủ, sốt cao, nhiễm trùng, hoại tử…
Bác sĩ sẽ khám và chụp X-quang răng để xác định chính xác tình trạng răng khôn mọc lệch, mọc ngầm. Qua đó, bác sĩ sẽ có những chỉ định trước và sau khi nhổ răng khôn để giúp nhanh chóng chấm dứt tình trạng răng khôn bị đau và nhổ răng khôn an toàn.
Chụp x-quang để xác định chính xác tình trạng răng khôn bị đau
Khi răng khôn mọc sẽ gây đau nhức, ảnh hưởng tới ăn uống và sinh hoạt. Để giúp giảm tình trạng răng khôn bị đau, giảm sưng tấy khi răng mọc, bạn hãy thử áp dụng một số mẹo nhỏ sau ngay tại nhà nhé.
Muối có tác dụng diệt khuẩn rất tốt, giảm đau nhức và sưng tấy các vùng viêm nhiễm. Bạn hãy lấy một ít muối dùng để chải răng và ngậm, súc miệng với nước muối để giúp giảm đau hiệu quả.
Đá lạnh được biết tới với công dụng giảm đau, giảm sưng kể cả khi răng khôn bị đau khi mọc và sau khi nhổ răng. Dùng đá chườm lên vùng má có răng khôn bị đau trong khoảng 10-15 phút sẽ giúp bạn thấy cơn đau dịu đi rất nhiều.
Chườm đá sẽ giúp giảm đau nhức răng khôn hiệu quả, nhanh chóng
Sử dụng tinh chất sát khuẩn, giảm đau và chống viêm từ lá trà xanh cũng là cách giúp bạn giảm đau khi bị đau răng khôn. Bạn hãy lấy một nắm lá trà xanh, vò nát rồi đem hãm với nước nóng, để nguội và dùng để ngậm, súc miệng trong khoảng 15 phút. Thực hiện vài lần trong ngày với nước lá trà xanh sẽ giúp bạn giảm sưng đau lợi, giảm viêm nhiễm vùng răng khôn.