smileone

Dấu hiệu niềng răng hỏng mà bạn cần biết

Ngày nay, việc niềng răng không còn xa lạ với nhiều người. Trong quá trình niềng, có những yếu tố khách quan và chủ quan làm ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha. Dấu hiệu niềng răng hỏng là như nào? Bài viết sau sẽ nêu rõ giúp bạn hiểu hơn.

Ngày nay, việc niềng răng không còn xa lạ với nhiều người. Trong quá trình niềng, có những yếu tố khách quan và chủ quan làm ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha. Dấu hiệu niềng răng hỏng là như nào? Bài viết sau sẽ nêu rõ giúp bạn hiểu hơn. 

Xem thêm:

1. Những dấu hiệu niềng răng hỏng là như thế nào?

Dấu hiệu niềng răng hỏng
  • Lệch nhân trung và lệch mặt

Nếu niềng răng đúng và chuẩn các răng sẽ được điều chỉnh về đúng vị trí và đảm bảo sẽ cố định theo trục khuôn mặt. Thông thường, nha sĩ sẽ lấy trục đối xứng của khuôn mặt để có phác đồ điều trị hợp lý nhất cho từng bệnh nhân. Đường giữa của hàm trên ở đây sẽ trùng với hàm dưới và được tính thẳng từ nhân trung, từ đỉnh mũi, giúp cho khuôn mặt trở nên cân đối và hài hòa. Nếu tháo niềng răng ra mà bạn thấy gương mặt mình bị lệch đi mà không phải do bẩm sinh, hàm răng không đối xứng nhân trung thì đây chính là dấu hiệu của việc niềng răng bị hỏng.

  • Tình trạng răng không được cải thiện rõ rệt

Khi răng không đều và đẹp thì mới cần đến niềng răng. Nếu sau một khoảng thời gian tiến hành niềng mà bạn thấy tình trạng răng của mình không được cải thiện mấy thì bạn cần phải quay lại cơ sở nha khoa đã làm để thăm khám và điều chỉnh. Đây chính là dấu hiệu của việc niềng răng hỏng.

  • Đau buốt hàm và răng chết tủy

Trong quá trình tiến hành niềng răng, nha sĩ tác dụng lực quá mạnh lên dây cung làm cho răng di chuyển nhanh đôi khi sẽ làm cho người làm cảm thấy ê buốt và khá đau nếu không thể thích nghi ngay được. Theo tiến trình, cảm giác đau tức răng sẽ giảm dần hết sau vài ngày. Nếu trong trường hợp đau đớn kéo dài và liên tục thì khi đó hàm của bạn đã nắn chỉnh sai cách dẫn đến khiến khớp nhai có vấn đề. Để tình trạng đau răng quá lâu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tủy răng và khiến răng chết tủy, đi kèm với đó là cơn đau răng càng ngày càng mạnh hơn.

  • Gây các bệnh lý về răng miệng

Việc gắn mắc cài không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến niềng răng bị hỏng. Trong trường hợp này mắc cài dễ khiến nướu và môi bị tổn thương, sau đó gây nên các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng nếu bạn không để ý sớm. Vì vậy, khi thấy mình bị viêm nha chu, sâu răng, tụt lợi,… diễn ra thường xuyên liên tục, không thể dứt điểm chữa trị thì cũng có do việc niềng răng bị hỏng.

2. Nguyên nhân dẫn đến dấu hiệu niềng răng hỏng

Dấu hiệu niềng răng hỏng

Việc niềng răng bị hỏng là điều mà bất kỳ người làm nào đều không mong muốn bởi nó vừa mất thời gian, mất tiền bạc mà có khi còn dẫn đến hỏng hàm sau này. Việc tìm hiểu trước nguyên nhân dẫn đến niềng răng hỏng sẽ phần nào giúp bạn hạn chế mắc phải những sai lầm này. 

Nguyên nhân do cơ sở nha khoa không uy tín

Theo khảo sát thì 80% những ca niềng răng thành công là nhờ vào việc lựa chọn cơ sở nha khoa chất lượng có đội ngũ y bác sĩ trình độ cao, phác đồ điều trị hiệu quả. Không chỉ vậy những cơ sở đó đều được trang bị máy móc và công nghệ hiện đại. Mặt khác khi đến những cơ sở nha khoa không uy tín, thường sẽ gặp phải những lỗi gây niềng răng hỏng như:

– Chẩn đoán sai trong khâu kiểm tra ban đầu dẫn đến phác đồ điều trị không hiệu quả, không phù hợp nên hiệu quả sau khi niềng răng không cải thiện rõ rệt gây lãng phí thời gian của người làm.

– Trình độ chuyên môn của nha sĩ không cao khiến kỹ thuật điều chỉnh răng không chuẩn, khiến cho dấu hiệu niềng răng hỏng tiềm ẩn về sau.

– Cơ sở vật chất, trang thiết bị lạc hậu, không an toàn, không đảm bảo vệ sinh trong quá trình chỉnh nha, ảnh hưởng chính sức khỏe của người niềng răng.

Nguyên nhân chăm sóc răng miệng không đúng cách

Có khá nhiều trường hợp niềng răng bị hỏng là do cách chăm sóc răng miệng của người làm không đảm bảo. Trong suốt quá trình chỉnh nha, bạn cần phải tuân thủ đúng các hướng dẫn của y bác sĩ để răng miệng luôn sạch sẽ, đảm bảo kết quả niềng răng thành công. Một số nguyên nhân người làm hay mắc phải như:

– Quên không sử dụng hàm duy trì thường xuyên sau khi niềng răng dẫn đến không đảm bảo vị trí răng ở đúng.

– Trong khi niềng, không sử dụng bàn chải kẽ hoặc máy tăm nước nên làm cho thức ăn thừa đọng lại khoang miệng dẫn đến vi khuẩn xuất hiện gây ra bệnh răng miệng.

– Việc đánh răng hàng ngày sai cách lâu dần sẽ khiến tình trạng chảy máu chân răng và tụt lợi diễn ra, ảnh hưởng đến kết quả niềng răng không như mong muốn.

– Bên cạnh đó việc ăn đồ ăn quá nóng hay quá lạnh, sử dụng rượu bia, chất kích thích cũng sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới men răng.

– Chủ quan không thường xuyên đến cơ sở nha khoa để kiểm tra và điều chỉnh răng. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc xuất hiện các dấu hiệu niềng răng hỏng mà bạn không biết.

Các tin khác