smileone

7 Tác Dụng Tuyệt Vời Của Kẹo Cao Su Đã Được Chứng Minh

Nhai kẹo cao su là 1 thói quen phổ biến được nhiều người yêu thích. Không chỉ mang lại cảm giác sảng khoái và thú vị, nhai kẹo cao su còn có lợi cho sức khỏe. Vậy nhai kẹo cao su có tác dụng gì? Hãy cùng Nha Khoa Smile One khám phá 7 tác dụng tuyệt vời mà kẹo cao su mang lại đã được các nghiên cứu khoa học chứng minh.

Kiểm soát cân nặng

kiem-soat-can-nang

Nhai kẹo cao su có tác dụng gì? Đầu tiên, nó có thể giúp kiểm soát cân nặng bằng cách giảm cảm giác thèm ăn và giúp bạn cảm thấy no lâu hơn [1]. Khi bạn nhai kẹo cao su, cơ thể sản xuất nhiều nước bọt hơn, giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và đốt cháy năng lượng. Việc nhai kẹo cao su cũng tạo cảm giác bạn đang ăn một thứ gì đó, giúp giảm nhu cầu ăn vặt không cần thiết.

Giảm stress và tăng cường trí lực

Nhai kẹo cao su có thể giúp bạn giảm stress và tăng tỉnh táo [2]. Khi nhai kẹo cao su, não bộ của bạn sẽ được kích thích giải phóng endorphin, một loại hormone có tác dụng tạo ra cảm giác hưng phấn và cải thiện tâm trạng. 

Nhai kẹo cao su cũng giúp tăng cường lưu lượng máu lên não, giúp bạn tập trung và ghi nhớ thông tin tốt hơn. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy stress hoặc mệt mỏi trong công việc hay học tập, hãy thử nhai kẹo cao su để giúp tinh thần sảng khoái và tăng cường hiệu suất làm việc hơn nhé! 

Bảo vệ răng lợi 

Nhai kẹo cao su không đường có thể giúp bạn bảo vệ răng lợi khỏi sâu răng và mảng bám. Khi bạn nhai kẹo cao su, nước bọt được tiết ra nhiều hơn, giúp trung hòa axit trong khoang miệng và loại bỏ các mảnh vụn thức ăn [3]. Nước bọt cũng chứa các khoáng chất giúp củng cố men răng và ngăn ngừa sâu răng 

Làm giảm hôi miệng

giam-hoi-mieng
Nhai kẹo cao su giúp giảm hôi miệng
 
 

Bên cạnh tác dụng bảo vệ răng lợi, nhai kẹo cao su cũng có thể giúp làm giảm hôi miệng. Khi lượng nước bọt trong tiết ra nhiều hơn sẽ làm giảm khô miệng và giảm mùi hôi, giữ hơi thở thơm tho.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng kẹo cao su chứa chất làm ngọt tự nhiên xylitol có hiệu quả ngăn ngừa sâu răng hơn các loại kẹo cao su không đường khác. Điều này là do xylitol ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng và hôi miệng [4]. 

Hỗ trợ tiêu hóa

Khi nhai kẹo cao su, dạ dày sẽ được kích thích để tiết ra axit dịch vị và các enzym tiêu hóa. Điều này có thể giúp cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên hiệu quả hơn. Nhờ đó, bạn có thể giảm nguy cơ mắc các vấn đề như đầy bụng và khó tiêu sau khi ăn.

Giúp cai nghiện thuốc lá

cai-nghien-thuoc-la
Nhay kẹo cao su hỗ trợ cai nghiện thuốc lá
 

Ngoài việc giúp bạn kiểm soát cân nặng, giảm stress, bảo vệ răng miệng, nhai kẹo cao su có tác dụng gì thêm? Một lợi ích ít người biết đến của việc nhai kẹo cao su là giúp cai nghiện thuốc lá. Kẹo cao su có thể giúp bạn bớt các chất kích thích như nicotin và cafein. Bên cạnh đó còn giảm các triệu chứng khi cai nghiện như bồn chồn, cáu kỉnh và khó tập trung.

Giảm tình trạng trào ngược axit

Trào ngược axit chủ yếu xảy ra khi mức độ axit trong dạ dày tăng cao mà không có đủ thức ăn để tiêu hóa. Khi bạn nhai kẹo cao su, nước bọt được tiết ra nhiều hơn, giúp trung hòa axit trong dạ dày và ngăn ngừa axit trào ngược lên thực quản.

Tuy nhiên, bạn không nên nhai kẹo khi đói bụng vì việc này có thể kích thích tiết axit trong dạ dày. Khi dạ dày trống rỗng, axit này có thể gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét.

Hy vọng bài viết từ Nha Khoa Smile One sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc nhai kẹo cao su có tác dụng gì. Tuy nhai kẹo cao su mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng bạn cần nhớ rằng chỉ nên nhai kẹo cao su 2 – 3 lần/ngày với thời gian khoảng 10 phút mỗi lần hoặc đến khi hết hương vị của kẹo để tránh tình trạng đau hàm, nhức đầu vì nhai quá lâu nhé. 

Nguồn tham khảo:

[1]: Lasschuijt, M., Mars, M., de Graaf, C., & Smeets, P. A. M. (2020). How oro-sensory exposure and eating rate affect satiation and associated endocrine responses-a randomized trial. The American Journal of Clinical Nutrition, 111(6), 1137-1149. doi: 10.1093/ajcn/nqaa067

[2]: Smith, A. P., Chaplin, K., & Wadsworth, E. (2012). Chewing gum, occupational stress, work performance and wellbeing. An intervention study. Appetite, 58(3), 1083-1086. doi: 10.1016/j.appet.2012.02.052.

[3]: Wessel, S. W., van der Mei, H. C., Maitra, A., Dodds, M. W. J., & Busscher, H. J. (2016). Potential benefits of chewing gum for the delivery of oral therapeutics and its possible role in oral healthcare. Expert Opinion on Drug Delivery, 13(10), 1421-1431. doi: 10.1080/17425247.2016.1193154

[4]: Takeuchi, K., Asakawa, M., Hashiba, T., Takeshita, T., Saeki, Y., & Yamashita, Y. (2018). Effects of xylitol-containing chewing gum on the oral microbiota. Journal of Oral Science, 60(4), 588-594. doi: 10.2334/josnusd.17-0446

Các tin khác