smileone

Tháo răng sứ có đau không? Quy trình tháo răng sứ như thế nào?

Tháo răng sứ có đau không? Đó là điều mà rất nhiều người muốn biết khi có nhu cầu tháo răng sứ sau một thời gian sử dụng. Vậy tháo răng sứ có thực sự đau? Cùng Nha khoa Smile One tìm hiểu về vấn đề này.

Bạn có thể tham khảo thêm: 

Bọc răng sứ để có một hàm răng đẹp có giá trị thẩm mỹ cao là điều mà nhiều người lựa chọn để chấm dứt những khuyết điểm của một hàm răng. Tuy nhiên vì một lý do nào đó mà khách hàng lại muốn tháo bỏ hàm răng sứ đó. Vậy tháo răng sứ có đau không?

Tháo răng sứ có đau không 

 
thao-rang-su-co-dau-khong
 

Sau khi lắp răng sứ được một thời gian thì người lắp có nhu cầu tháo chiếc răng sứ đó ra vì một nguyên nhân nào đó. Nhưng trong quá trình tháo răng sứ nhiều người lo sợ rằng tháo răng sứ sẽ bị đau. Vậy thực sự thì tháo răng sứ có đau như mọi người vẫn nghĩ.?

Trên thực tế thì tháo răng sứ hoàn toàn không bị đau, bởi vì trước khi thực hiện việc tháo răng sứ các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê giúp làm giảm cảm giác bị đau đớn cho người bệnh. 

Bên cạnh đó, việc tháo răng sứ có đau hay không còn phụ thuộc một phần vào cơ sở nha khoa và trình độ tay nghề của bác sĩ thực hiện. Vì thế khi lựa chọn tháo răng sứ cần phải lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín để thực hiện.

Quy trình tháo răng sứ

Cũng giống như khi lắp răng sứ. Khi tháo răng sứ để đảm bảo an toàn và không gây đau đớn cho người bệnh thì cũng cần phải thực hiện theo một quy trình nhất định. Quy trình tháo răng sứ được thực hiện qua các bước cơ bản sau:
 

Quy-trinh-thao-rang-su

- Bước 1: Kiểm tra tổng quát răng miệng

Cũng giống như khi lắp răng sứ, trước khi tháo răng sứ thì bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát răng miệng của người bệnh để xác định tình trạng răng sứ. Rồi sau đó bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng thật sạch sẽ rồi tiến hành gây tê cho người bệnh.

- Bước 2: Vệ sinh và tháo răng sứ

Sau khi vệ sinh khoang miệng thật sạch sẽ các bác sĩ sẽ tiến hành tháo răng sứ. Tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau của người bệnh mà bác sĩ sẽ thực hiện tháo răng sứ bằng các phương pháp sau:

Phương Pháp 1: 

Các bác sĩ sẽ tiến hành chia mão sứ thành nhiều phần nhỏ khác nhau, sau đó sẽ tiến hành cắt và tháo từng miếng mão sứ theo một trình tự và quy trình cụ thể để tránh làm tổn thương đến cùi răng thật.

Phương pháp 2: 

Bác sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ xung quanh phần mão của răng sứ, như thế khi thực hiện tháo sẽ không làm ảnh hưởng đến những chiếc răng còn lại. Sau đó thì các bác sĩ sẽ tiến hành mài răng theo chiều dọc của thân răng để làm lộ ra lớp sườn của mão sứ và tháo gỡ ra một cách nhẹ nhàng nhất.

- Bước 3: Lấy dầu răng để làm răng mới

 
Lay-dau-rang-su

Sau khi đã tháo được răng sứ cũ ra thì các bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng đã mài để làm răng sứ mới thay thế cho chiếc răng sứ vừa mới được tháo gỡ. Mẫu hàm sẽ được gửi về bộ phận labo để chế tạo cho khách hàng một bộ răng sứ mới. 

- Bước 4: Gắn răng sứ

Răng sứ mới sau khi được chế tạo xong sẽ được gắn vào răng cho bệnh nhân. Như vậy là bệnh nhân lại có một hàm răng sứ mới mang giá trị thẩm mỹ cao và đáp ứng được nhu cầu ăn nhai của người bệnh.

Tại sao phải tháo răng sứ?

 
tai-sao-phai-thao-rang-su

Tất cả mọi người khi tiến hành bọc răng sứ thì đều mong muốn có thể duy trì được tuổi thọ của răng sứ. Tuy nhiên không phải trường hợp nào răng sứ sau khi lắp cũng được đảm bảo về chất lượng. Có những trường hợp cần phải tháo răng sứ ra để lắp lại một hàm răng mới do vật liệu nha khoa kém chất lượng, chế độ chăm sóc răng miệng kém…. Cụ thể, bệnh nhân cần phải tháo răng sứ trong những trường hợp sau:

- Khi răng sứ bị nứt, vỡ, bong rụng trong quá trình ăn nhai cần phải tháo răng sứ để thay thế răng sứ mới nhằm đảm bảo sự tồn tại của cùi răng thật.

- Khi răng sứ bị kênh, cộm mang đến cảm giác cắn không được thật, hay bị đau nhức, vướng víu khi ăn thì cần phải tháo bỏ răng sứ cũ để thay thế vào một răng sứ mới.

- Khi lắp đặt răng sứ, do tay nghề của bác sĩ kém nên đã lắp không sát viền nướu, để lại khoảng hở giữa thân răng, nướu và lợi khiến cho răng sư xuất hiện dấu hiệu bị sâu nên phải tháo bỏ để đảm bảo tuổi thọ của cùi răng thật.

- Khi răng sứ bị nhiễm màu, ố vàng, xỉn màu hay bị đen viền nướu cũng cần phải tháo ra để thay răng sứ mới.

- Khi chân răng bị chảy máu, bị đau nhức hay bị viêm nướu, viêm nha chu… sau khi tiến hành bọc răng sứ thì cần phải tháo ra để lắp răng sứ mới.

Tháo răng sứ có đau không? Qua đây chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời cho mình. Liên hệ với Nha khoa Smile One khi muốn có một hàm răng sứ tuyệt đẹp có độ cao.

Các tin khác