/uploaded/2-nieng-rang/anh-bia-doi-ngu.jpg

Khi nào cần ghép xương ổ răng?

Ghép xương ổ răng là kỹ thuật thường gặp trong phẫu thuật trồng răng Implant. Vậy đối tượng nào cần ghép xương ổ răng và ghép xương ổ răng cần lưu ý những điều gì? Cùng tìm hiểu với nha khoa Smile One nhé! 

1. Kỹ thuật ghép xương ổ răng là gì?

Ghép xương ổ răng là một thủ thuật nha khoa nhằm bổ sung thêm xương vào vị trí đã mất. Nhằm bổ sung và tái tạo lại một hoặc cả phần xương hàm đã bị tiêu biến đi do thời gian mất răng quá lâu. Giải pháp này giúp tăng độ dày, tăng thể tích xương hàm để đảm bảo đủ điều kiện tối thiểu để tích hợp và nâng đỡ trụ Implant khi trồng răng mới. 



Bác sĩ sẽ thực hiện tách lợi để lộ ra xương hàm rồi tiến hành ghép thêm xương vào trong. Phần xương này sẽ kết nối với các mảng xương cũ, phát triển và sản sinh ra thêm các tế bào xương mới. 

2.  Đối tượng nào cần ghép xương nhân tạo?

Trong trồng răng Implant, ghép xương nhân tạo không bắt buộc với mọi trường hợp. Chỉ trong vài trường hợp, xương hàm của người bệnh không đủ điều kiện số lượng & chất lượng (tiêu xương hàm) thì bác sĩ mới chỉ định ghép xương nhân tạo. 

Thông thường, những trường hợp mất răng lâu năm, xương ổ răng có thể bị tiêu hủy đến 50%. Nguyên nhân đến từ việc nó không còn chịu lực tác động từ chân răng thông qua các hoạt động ăn nhai, khiến cho mật độ và thể tích xương hàm suy giảm. Màng xương và xương hàm bị mỏng đi. 

 


Có một số trường hợp, người bệnh sử dụng hàm giả tháo lắp trong thời gian dài cũng khiến nướu teo nhỏ lại. 

Một số bệnh nhân mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng, viêm chân răng,...cũng có thể bị nhiễm trùng dẫn tới tiêu xương. 

Hiện nay, ghép xương nhân tạo có 2 kỹ thuật chính là: Ghép xương nhân tạo và Ghép xương tự thân. Nha khoa Smile One chỉ thực hiện ghép xương nhân tạo để tránh tâm lý lo lắng cho khách hàng khi phải thực hiện 2 lần phẫu thuật như ghép xương tự thân.

3. Lưu ý trước và sau ghép xương nhân tạo 

► Trước khi ghép xương

- Chụp phim CT 3D để xác định tình trạng xương hàm một cách chính xác nhất.

- Lựa chọn nha khoa uy tín, chất lượng để thăm khám. Bác sĩ phải là người có chuyên môn cao, tay nghề nhiều năm kinh nghiệm. Đồng thời, nha khoa phải đảm bảo cơ sở vật chất hiện đại, vật liệu ghép xương có nguồn gốc rõ ràng. 

 

- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá trước khi ghép xương 4-6 tuần.

- Chuẩn bị tâm lý thoải mái trước khi phẫu thuật.

► Sau khi ghép xương 

- Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần cắn chặt gạc cầm máu cho đến khi máu ngưng hẳn. 

- Không nên ăn nhai, khạc nhổ trong 1 giờ đầu sau phẫu thuật.

- Nếu vị trí phẫu thuật xuất hiện tình trạng sưng đau và ê buốt, bạn có thể chườm đá để giảm sưng, đau. Đồng thời, hãy tuân thủ các đơn thuốc chỉ định của bác sĩ để phòng tránh nhiễm trùng. 

- Tuân thủ các chỉ định và vệ sinh răng miệng của bác sĩ

- Một tuần sau phẫu thuật chỉ nên ăn thức ăn mềm, lỏng, nguội và tránh vị trí vết thương. 

- Hạn chế vận động quá sức.

Để biết chính xác tình trạng xương hàm của mình có phải ghép xương không, bạn cần tới nha khoa để bác sĩ thăm khám và tư vấn. Hy vọng những chia sẻ trên giúp bạn có thêm thông tin về kỹ thuật ghép xương nhân tạo trong trồng răng Implant. Nếu còn thắc mắc gì về kỹ thuật này, liên hệ với nha khoa Smile One để được tư vấn miễn phí nhé! 

---------- ---------- ----------- ----------
NHA KHOA SMILE ONE – AN TOÀN CÔNG NGHỆ – THẨM MỸ NỤ CƯỜI
Hotline: 0938 874 358
Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoasmileone.vn
Hà Nội:
CS1: 219 Giáp Nhất - Thanh Xuân, Hà Nội
CS2: 167 Quan Hoa - Cầu Giấy, Hà Nội
CS3: S3.02- SH12- Vin smart city (Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, HN)
TP. Hồ Chí Minh:
CS1: 27 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh
CS2: 5 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh
Thời gian làm việc:
- Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 19h00
- Chủ nhật: 8h30 - 17h30

 

Các tin khác