Bạn sở hữu một nụ cười có chiếc răng khểnh và băn khoăn không biết nó xấu hay đẹp? Có cần phải niềng thẳng lại hay không? Trong bài viết này, Nha khoa Smile One sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng răng này và tư vấn giải pháp chi tiết cho từng trường hợp khểnh khác nhau.
Cùng bắt đầu nhé!
Răng khểnh là tình trạng các chiếc răng nanh ở mọc lệch khỏi vị trí bình thường trên cung hàm. Thay vì mọc đều và thẳng với các răng khác, răng khểnh sẽ có xu hướng mọc lệch về phía trong hoặc phía ngoài. Răng khểnh thường xuất hiện ở hàm trên với số lượng từ 1-2 chiếc.
Trong nhiều trường hợp, răng khểnh là một điểm nhấn độc đáo, mang lại sự thu hút cho nụ cười khi giao tiếp. Ngược lại, một số ít loại răng khểnh mọc thụt về phía bên trong hoặc “khểnh” quá cao lại khiến nụ cười trở nên kém thẩm mỹ đi.
Dưới quan điểm Nha khoa, răng khểnh sẽ khiến bệnh nhân bị sai lệch khớp cắn và gây khó khăn trong việc vệ sinh, dẫn đến tiềm ẩn nhiều vấn đề về răng miệng. Bên cạnh đó, răng khểnh thường yếu, dễ gãy hoặc vỡ khi gặp tác động hơn so với các loại răng thông thường khác. Do đó, nếu bạn cảm thấy việc sở hữu răng khểnh đem lại nhiều cản trở và khó chịu cho bạn, việc khắc phục bằng cách niềng răng, bọc sứ hoặc phẫu thuật chỉnh hình răng là điều cực kỳ cần thiết để giúp nụ cười bạn luôn tươi tắn và khỏe mạnh.
Theo các bác sĩ, răng khểnh là kết quả do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
Di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc xương hàm và kích thước răng. Nếu có bố mẹ người bị răng khểnh, con cái cũng có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này.
Thói quen xấu gây lệch lạc răng: Một số thói quen có hại cho việc mọc răng như sử dụng núm vú giả, dùng lưỡi đẩy răng, mút ngón tay,... sẽ tạo áp lực khiến việc mọc răng trở nên lệch lạc. Cụ thể, chỉ với lực tác động rất nhỏ từ 10-15N từ những thói quen xấu trên duy trì liên tục trong thời gian dài là răng đã có thể dịch chuyển, dẫn đến răng mọc lệch lạc.
Vệ sinh răng miệng kém: Việc vệ sinh răng miệng kém trong thời gian dài dẫn đến các mảng bám, tích tụ các vi khuẩn trong răng khiến nướu càng bị kích ứng và viêm, dẫn đến nhiễm trùng nướu hoặc viêm nướu. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm nướu có thể dẫn đến bệnh nha chu, khiến răng của lung lay, dịch chuyển gây ra khấp khểnh hoặc nặng hơn là rụng răng sớm.
Kích thước răng không cân đối: Khi kích thước răng quá lớn hoặc quá nhỏ so với xương hàm, răng cũng có thể mọc lệch lạc gây ra tình trạng khấp khểnh.
Chấn thương mặt: Chấn thương vùng mặt khi đang chơi thể thao, sự cố lao động, tai nạn giao thông,... có thể tác động vào hàm và răng khiến chúng bị lệch khỏi vị trí chuẩn, dẫn đến một hoặc nhiều răng mọc khấp khểnh.
Răng khểnh từ lâu đã được xem là một đặc điểm duyên dáng trong văn hóa Á Đông, nó là một điểm nhấn duyên dáng mang đến nụ cười tươi tắn cùng khuôn mặt rạng rỡ cho người sở hữu kiểu răng này. Điều này giúp người răng khểnh thường được đánh giá là khá thân thiện, dễ gần và có được cảm tình từ những người xung quanh.
Việc có nên niềng răng khểnh hay không phụ thuộc vào quyết định riêng của mỗi bệnh nhân, khả năng tài chính cũng như tình trạng răng khểnh của họ có ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe răng miệng hay không. Cụ thể như sau:
Vấn đề tài chính: Vấn đề tài chính là rào cản lớn nhất ngăn chặn người răng khểnh tiếp cận đến dịch vụ niềng răng. Trên thực tế, việc niềng răng sẽ tốn khoảng 22 triệu đến 100 triệu hoặc hơn - đây là chi phí rất lớn mà không phải ai cũng có điều kiện chi trả. Tuy nhiên, một số đơn vị đa khoa lớn như Smile One có các chương trình hỗ trợ trả góp (với chính sách chỉ trả trước từ 20% và góp hàng tháng 1 - 4 triệu đồng) sẽ giúp khách hàng giảm bớt rất nhiều gánh nặng ở vấn đề này.
Nhìn nhận của bệnh nhân về răng khểnh: Dù được nhiều người coi là nét “duyên” nhưng không phải ai cũng thích răng khểnh. Do đó, nếu bệnh nhân cảm thấy chiếc răng khểnh của mình gây mất thẩm mỹ nụ cười và làm bản thân tự ti khi giao tiếp, việc niềng răng khểnh nên được thực hiện.
Vấn đề sức khỏe: Nếu răng khểnh gây khó khăn trong việc vệ sinh, dẫn đến tích tụ vi khuẩn sinh ra viêm nhiễm thì việc niềng là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo sức khỏe răng miệng lâu dài cho người bệnh.
Nếu bạn đã quyết định niềng răng khểnh cho bản thân mình, dưới đây là một số lựa chọn nắn chỉnh phổ biến mà bạn nên tham khảo:
Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống: Đây là phương pháp nắn chỉnh răng sử dụng các mắc cài và dây cung bằng kim loại gắn trên răng. Niềng răng mắc cài có ưu điểm là mức giá hợp lý (từ 22 triệu - 44 triệu), hiệu quả rất cao - kể cả các trường hợp răng khó và phức tạp. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là tính thẩm mỹ khá thấp do bệnh nhân phải đeo “hàm răng sắt” 24/7 cũng như các rủi ro bung dây cung hoặc khí cụ cọ xát vào niêm mạc miệng gây đau.
Niềng răng mắc cài sứ: Niềng răng mắc cài sứ là hình thức nắn chỉnh răng tương tự như niềng kim loại truyền thống nhưng có điểm khác là chất liệu mắc cài làm bằng sứ hoàn toàn trong suốt, đem lại tính thẩm mỹ tốt hơn khi đeo. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là phần sứ dễ bị vỡ và ố, đồng thời có mức giá cao hơn mắc cài kim loại một chút (từ 33 triệu - 43 triệu).
Niềng răng khay trong: Đây là phương pháp sử dụng các khay niềng bằng nhựa trong suốt được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân. Ưu điểm của hình thức niềng răng này là hầu như không nhìn thấy - “đeo như không đeo”, đồng thời có thể tháo ra khi ăn uống. Tuy nhiên, nhược điểm của niềng răng vô hình là chi phí thường cao (từ 65 triệu - 128 triệu) và việc tháo ra lắp vào quá dễ dàng làm tăng rủi ro quên đeo - làm giảm hiệu quả điều trị.
Niềng răng mặt lưỡi: Niềng răng mặt lưỡi là một hình thức tương tự với niềng răng mắc cài kim loại nhưng được gắn ở mặt trong của răng. Thiết kế này đem lại ưu điểm giữ vẻ tự nhiên của nụ cười phía bên ngoài. Tuy nhiên, phương pháp này không được áp dụng cho trường hợp lệch lạc nặng, đồng thời có mức chi phí khá cao (từ 53 triệu - 78 triệu).
Trên đây là toàn bộ giải đáp của Smile One về răng khểnh và tư vấn có nên niềng răng khểnh hay không. Hy vọng rằng với những chia sẻ trong bài, bạn đã hiểu hơn về tình trạng răng khểnh và có những lựa chọn phù hợp nhất để làm đẹp cho nụ cười của bản thân mình. Liên hệ ngay tới số hotline 0866.852.444 để được bác sĩ nha khoa tại Smile One tư vấn chi tiết nhất về tình trạng nha khoa của bạn.