/uploaded/2-nieng-rang/anh-bia-doi-ngu.jpg

Người bị mất răng có niềng răng được không?

Mất răng là tình trạng không hiếm gặp ở người trưởng thành bởi nhiều lý do khác nhau. Mỗi chiếc răng trên hàm răng đều có những chức năng và tác dụng quan trọng khác nhau. Nhiều người lo ngại rằng không biết mất răng rồi có thực hiện niềng răng được không, cùng tìm hiểu với nha khoa Smile One nhé! 

1. Cấu trúc hàm răng 

Ở người trưởng thành, số răng chuẩn là 32 cái răng, chia đều cho hai hàm trên và dưới. Các răng ở mỗi hàm được chia thành 4 nhóm chính là răng cửa, răng nanh, răng hàm nhỏ (tiền hàm) và răng hàm lớn. 

- Nhóm răng cửa: gồm 8 răng: 4 răng hàm trên và 4 răng hàm dưới, có chức năng la cắn xé thức ăn.

- Nhóm răng nanh: gồm 4 cái, mỗi hàm trên và dưới có 2 cái với vai trò chính là dùng để kẹp và xé thức ăn.

- Nhóm răng hàm nhỏ: có 8 cái răng, gồm 4 răng hàm trên và 4 răng hàm dưới, dùng để xé và nghiền nát thức ăn. 

- Nhóm răng hàm lớn: gồm 12 cái răng, 6 răng hàm trên và 6 răng hàm dưới. Các răng hàm lớn này có chức năng chính là nhai và nghiền thức ăn trước khi đưa vào dạ dày.

Mỗi chiếc răng đều có những vị trí và vai trò quan trọng trên hàm răng. Do đó, mất răng nếu không được phục hình sớm sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. 

 

2. Hậu quả của mất răng

► Ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng ăn nhai 

Mất răng khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn, lực cắn xé và nhai nghiền sẽ yếu hơn. Do đó, thức ăn không được nghiền nát trước khi xuống hệ tiêu hóa, ảnh hưởng không tốt đến dạ dày và đường ruột. 

Đặc biệt, khi mất răng hàm lâu năm sẽ tạo thành khoảng trống lớn sẽ là, cho các răng bên cạnh có nguy cơ xô lệch, đổ nghiêng về vị trí răng mất, thậm chí gây lệch khớp cắn, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống nhai.

 

► Ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ khuôn mặt 

Nếu bạn mất răng cửa hay răng nanh, khi bạn giao tiếp hay trò chuyện, người đối diện có thể dễ dàng nhận ra điều đó. Còn nếu mất răng hàm, cung hàm bị mất cân đối, má hóp và da mặt chảy xệ quanh miệng cũng khiến gương mặt già hơn so với tuổi thật. 

Mất răng nếu không được phục hình sớm có thể làm khuôn mặt bị lệch, lão hóa dẫn đến cảm giác ngại ngùng, tự tin khi giao tiếp.

► Ảnh hưởng đến phát âm 

Việc mất răng cũng có thể khiến phát âm không rõ chữ, không tròn chữ, thậm chí nói ngọng. 

► Gây tiêu xương hàm và nhiều bệnh lý răng miệng 

Những khoảng trống là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh trưởng và phát triển, nguy cơ sâu răng, viêm nha chu, viêm chân răng,...gây hại tới những chiếc răng còn lại.

Tiêu xương hàm và tụt lợi là hệ quả nguy hiểm nhất của mất răng lâu năm. Các răng xung quanh không còn sự nâng đỡ, từ đó gây áp lực lớn lên quai hàm, làm xuất hiện các cơn đau cơ hàm, đau khớp thái dương hàm, đau đầu, đau vai gáy,...

3. Mất răng có niềng răng được không? 

► Nhiều người lo ngại rằng mất răng có niềng răng được không, thì câu trả lời hoàn toàn là có thể! 

Với những tiến bộ và phát triển công nghệ trong lĩnh vực nha khoa, việc mất răng thậm chí còn tạo cơ hội thuận lợi cho răng dịch chuyển về vị trí đúng trên cung hàm mà không cần phải nhổ răng, rút ngắn thời gian niềng hiệu quả.

 

Trường hợp mất răng là trường hợp đặc biệt, khí cụ định hàm sẽ được gắn vào các răng kế cận răng mất để trong quá trình niềng không bị xô lệch về phía khoảng trống chỗ mất răng. Điều này nhằm mục đích đóng vùng trống chỗ răng bị mất, giúp các răng khác xê dịch thuận lợi hơn.

Tuy  nhiên, nếu khoảng trống răng quá lớn mà răng cũng bị hô, lệch lạc thì mục đích của việc gắn mắc cài là để duy trì khoảng trống đủ để phục hồi răng. Sau khi hàm răng đã được niềng chỉnh ổn định, bạn có thể tiến hành trồng lại răng đã mất. 

Bạn nên áp dụng phục hình răng sau khi niềng để hoàn thiện cấu trúc răng như ban đầu. Đừng lo lắng quá về việc mất răng có niềng được không, quan trọng là bạn hãy lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám nhé! 

Hiện nay có nhiều phương pháp niềng răng chỉnh nha mà bạn có thể thoải mái lựa chọn, phổ biến nhất là 2 phương pháp:

- Niềng răng mắc cài 

Đây là phương pháp chỉnh nha truyền thống và cơ bản, sử dụng các mắc cài bằng kim loại với dây cung gắn trực tiếp lên bề mặt răng. Hệ thống các khí cụ sẽ tạo lực tác động di chuyển các răng về đúng vị trí giúp khuôn mặt cân đối, điều chỉnh khớp cắn. 

 

- Niềng răng trong suốt 

Niềng răng trong suốt hay còn được gọi là niềng răng tháo lắp, niềng răng không cố định, niềng răng không mắc cài, niềng răng vô hình. Thay vì sử dụng các khí cụ truyền thống (mắc cài, dây cung, dây thun,...), niềng răng trong suốt sử dụng những khay nhựa được thiết kế phù hợp với tình trạng răng của mỗi người. Với mỗi giai đoạn sẽ sử dụng những khay niềng khác nhau để điều chỉnh răng về đúng vị trí. 

 

Để biết chính xác tình trạng mất răng của mình có niềng được không và nên làm gì khi mất răng là tốt nhất thì bạn nên đến nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể nhé! Liên hệ với nha khoa Smile One nếu như bạn còn thắc mắc về mất răng và niềng răng chỉnh nha. 




 

Các tin khác