Những thói quen xấu cần tránh khi niềng răng
Trong thời gian đeo niềng, có một số thói quen xấu mà nhiều người thường gặp phải gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng và hiệu quả chỉnh nha. Vậy những thói quen xấu đó là gì, cùng tìm hiểu với Smile One nhé!
1. Ăn uống thả ga khi đang niềng răng
Trong thời gian niềng răng, bạn cần hạn chế một số thực phẩm quá cứng, quá dai hay có độ dính bởi chúng sẽ khiến việc vệ sinh răng miệng gặp khó khăn mà mắc cài cũng dễ bị bung tuột hơn. Cụ thể:
► Đồ ăn quá cứng: loại thực phẩm này khiến cho răng và hàm phải dùng lực mạnh để nghiền nát thức ăn. Điều này vừa làm bạn đau răng, hàm mà còn có thể làm cho mắc cài bị đứt hoặc bung ra. Đối với những người không niềng răng cũng nên hạn chế ăn đồ quá cứng vì nó có thể làm cho răng dễ bị mẻ hay nứt gãy.
► Đồ ăn quá dẻo, dai: ví dụ như kẹo singum, kẹo dẻo hay bánh mì,...sẽ dính vào mắc cài gây khó khăn khi vệ sinh răng miệng. Thậm chí có thể làm biến dạng dây cung ảnh hưởng tới quá trình dịch chuyển của răng.
► Đồ ăn nhiều đường: răng sẽ dễ bị sâu nếu như ăn quá nhiều đồ ngọt, đặc biệt khi niềng răng thì đường càng dễ mắc lại trong các kẽ răng, khe hở của mắc cài và dây cung hơn.
2. Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Những bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,...hoàn toàn có thể phát triển trong quá trình niềng răng nếu bạn không vệ sinh răng miệng đúng cách. Điều này có thể gây gián đoạn đến quá trình niềng răng, kéo dài thời gian niềng răng của bạn.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách khi niềng răng:
► Súc miệng sau mỗi bữa ăn để loại bỏ các mảng bám hay vụn thức ăn thừa
► Sử dụng bàn chải kẽ hoặc chỉ nha khoa, máy tăm nước để làm sạch kẽ răng, hệ thống dây cung và mắc cài.
► Đánh răng ít nhất 2 - 3 lần/ngày
Tuy nhiên bạn cần lưu ý không nên dùng bàn chải đầu quá cứng hay chải răng, đánh răng quá mạnh sẽ khiến mắc cài dễ bung tuột.
3. Không đi khám theo đúng lịch hẹn
Thăm khám răng theo đúng lịch hẹn của bác sĩ là nguyên tắc không thể thiếu để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha.
Bác sĩ sẽ kiểm tra xem răng có dịch chuyển đúng hướng hay không? Kiểm tra xem trong quá trình niềng răng có vấn đề gì phát sinh không để điều trị kịp thời.
Trong quá trình ăn uống hay sinh hoạt hàng ngày, tuột mắc cài hay đứt dây cung phải được bác sĩ xử lý càng sớm càng tốt.
4. Tự ý điều chỉnh mắc cài
Khi mới niềng răng có thể bạn chưa quen cảm giác đeo niềng nên sẽ thấy khó chịu, vướng víu khi ăn uống, giao tiếp. Lúc này nhiều người đã tự ý dùng tay điều chỉnh các dây cung hay mắc cài làm ảnh hưởng đến hiệu quả, vị trí niềng mà bác sĩ đã cố định vào răng.
Bạn có thể sẽ mất vài tuần để làm quen với việc đeo niềng, do đó hãy cố gắng tập làm quen với việc đó nhé. Nếu có bất kỳ khó chịu hay dấu hiệu nào bất thường do khí cụ niềng răng gây ra, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và điều chỉnh lại cho phù hợp.
5. Thói quen có hại cho răng miệng
Cắn móng tay, ngủ há miệng, nghiến răng, dùng răng mở nắp chai, lọ,...là những thói quen xấu mà nhiều người gặp phải. Hãy từ bỏ ngay hành động này để răng luôn được chắc khỏe nhé!
6. Không đeo hàm duy trì
Hàm duy trì tuy không trực tiếp tạo ra sự di chuyển của răng nhưng lại có tác dụng quan trong việc cố định răng.
Hoạt động chỉnh nha là một quá trình dài và phức tạp, thường kéo dài từ 1.5 - 2 năm. Nhờ lực kéo, siết của các khí cụ mà răng đã về đúng vị trí, tuy nhiên lúc này răng chưa chắc khỏe và ổn định trong xương hàm. Bên cạnh đó, mô nha chu và mô nướu vừa trải qua một quá trình nắn chỉnh lâu dài nên khá nhạy cảm. Vì vậy, chúng cần thêm thời gian thích nghi và tái cấu trúc sau khi niềng.
Lúc này, hàm duy trì chính là công cụ hỗ trợ đắc lực để ổn định kết quả sau niềng. Trong cuộc sống hàng ngày, khi chúng ta ăn nhai, hoạt động thì răng hoàn toàn có thể bị xô lệch và chạy lại vị trí ban đầu.
Nếu đã quyết định niềng răng để có hàm răng mới đều đẹp hơn thì hãy hạn chế những thói quen xấu mà Smile One đã nêu ở trên. Liên hệ với Smile One để được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về niềng răng nhé!
Các tin khác