Nâng xoang trong cấy ghép implant là kỹ thuật khá đơn giản nhằm giúp hỗ trợ người mất răng lâu năm hoặc những người mắc các bệnh lý về răng miệng có thể trồng răng Implant.
Nâng xoang hàm và việc cấy ghép xương là những kỹ thuật được sử dụng song song trong nha khoa nhằm làm tăng kích cỡ xương, từ đó giúp xương đạt đủ điều kiện để nâng đỡ trụ Implant.
- Nâng xoang giúp cho hàm trên có đủ điều kiện xương để trồng răng Implant, đồng thời giúp cho trụ Titanium tích hợp với xương chắc chắn.
- Giúp cải thiện tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho người bệnh tốt hơn so với các phương pháp khác.
Có thể bạn quan tâm:
Không phải người bệnh nào phải cấy răng implant cũng cần phải nâng xoang. Những đối tượng cần phải nâng xoang khi cấy implant là những trường hợp sau: - Những người đã mất răng hàm trên trong một thời gian dài và khiến cho xoang hàm tạo áp lực đến xương hàm trên, đồng thời dẫn đến phần xương hàm trên bị tiêu, và mở rộng, và không đủ điều kiện trồng răng Implant. Bởi thế thì cần phải nâng xoang trước khi tiến hành cấy implant.
- Những người có phần xương hàm rộng.
Tuy nhiên thì những trường hợp mắc các bệnh về xoang thì không nên thực hiện nâng xoang.
Nâng xoang được phân thành 2 loại là nâng xoang hở và nâng xoang kín. Với mỗi trường hợp thì quy trình nâng xoang cũng có sự khác nhau:
Quy trình nâng xoang hở bao gồm 6 bước.
- Đầu tiên các bác sĩ sẽ tiến hành mở nướu.
- Tiếp theo các bác sĩ sẽ tiến hành mài một lớp sương mỏng.
- Tiếp tục các bác sĩ sẽ tiến hành nâng màng xoang.
- Bước tiếp theo là sẽ tiến hành ghép xương.
- Cuối cùng là cấy ghép implant
Quy trình nâng xoang kín bao gồm 3 bước:
- Đầu tiên các bác sĩ sẽ tiến hành mở nướu, mài mỏng xương và nâng màng xoang.
- Bước tiếp theo sẽ tiến hành ghép xương.
- Và cuối cùng sẽ là cấy ghép implant.
Nâng xoang hở là kỹ thuật được dùng để nâng cao xoang hàm, theo đó các bác sĩ sẽ tiến hành rạch 1 đường để lộ xương hàm. Tiếp đó sẽ cắt bỏ một phần xương để bộc lộ theo dạng tròn. Vị trí tương ứng này sẽ được nâng vào bên trong xoang của hàm với vai trò như một cửa sập, và khoảng trống ở bên dưới sẽ được lấp bởi vật liệu ghép xương.
Khi thực hiện cần chú ý đến chiều cao của xương hàm khi ghép xương vì giới hạn trên của chiều cao chính là đáy xoang hàm trên. Việc nâng xoang, nâng nền xoang hàm trên là một tiến trình phẫu thuật nhằm hỗ trợ giúp làm tăng số lượng xương ở vùng răng trong của xương hàm trên, bằng cách thay thế một phần thể tích của xoang hàm.
Để nâng xoang hở, các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các thao tác sau:
- Tiến hành mở mô nướu để làm lộ xương hàm.
- Tạo ra một khoảng trống vừa đủ trên xương hàm ở vùng cần ghép xương.
- Tiến hành nâng đẩy xoang hàm lên.
- Đưa phần xương cần cấy ghép vào vùng trống vừa được nâng xoang.
- Kết thúc các bác sĩ sẽ đóng kín vết thương, đợi cho xương hồi phục thì sẽ tiến hành trồng Implant.
Khi xương hàm bị thiếu xương, các bác sĩ sẽ tiến hành khoan qua sống hàm tại vị trí răng bị mất, sau đó dùng mũi khoan chuyên dụng để cắt một mảnh xương nhỏ, thường là hình tròn hay hình bầu dục sau đó thì cho bột xương vào đúng với chiều cao cần nâng xoang mong muốn. Sau đó sẽ tiến hành đặt trụ Implant vào như thường.
Nâng xoang kín có tác dụng hỗ trợ, giúp ca phẫu thuật diễn ra nhanh chóng hơn , an toàn, hiệu quả cao hơn và tránh được biến chứng.
Để nâng xoang kín,các bác sĩ sẽ thực hiện các thao tác sau:
- Tiến hành mở nướu để lộ vùng xương cần được nâng xoang.
- Khoan một lỗ nhỏ đi qua màng xương.
- Tiến hành nâng đẩy và xoang hàm lên.
- Sử dụng xương nhân tạo để cấy ghép vào vùng xoang trống vừa được nâng lên, trong một số trường hợp thì có thể cấy Implant cùng lúc với nâng xoang.
- Cuối cùng các bác sĩ sẽ tiến hành đóng kín vết thương.
Trên thực tế thì còn một số hình thức nâng xoang khác, tuy nhiên đây chính là hai hình thức nâng xoang thông dụng và được áp dụng rất nhiều nhất trong nha khoa hiện nay.
Để được tư vấn cụ thể hơn về phương pháp nâng xoang trong cấy ghép implant hãy liên hệ ngay với Nha khoa Smile One.
Hotline: 1900 2873