Bạn có thể tìm hiểu thêm:
“Nhổ răng khôn bị biến chứng gì?”, câu trả lời đó là “sẽ có khá nhiều các biến chứng đến từ những nguyên nhân khác nhau”. Cụ thể thì đó là những biến chứng:
Đây là 1 biến chứng ít gặp, tuy nhiên khi gặp phải mà không được phát hiện và xử lý kịp thời thì có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề như bị: bại não hoặc dẫn đến tử vong. Nhiều trường hợp phản ứng shock phản vệ diễn ra rất nhanh chóng, nặng nề hoặc cũng không thể cấp cứu kịp thời được.
- Chảy máu trong khi nhổ răng: nguyên nhân là do chiếc răng có khối u máu ở dưới hoặc do nhổ răng khi nó còn viêm đau (nhổ răng nóng). Vậy nên sẽ khiến cho phần răng nhổ đó chảy máu nhiều và khó cầm hơn.
- Chảy máu sau phẫu thuật: biến chứng này sẽ thường gặp ở người có bệnh lý máu khó đông, khiến cho việc cầm máu khó khăn và các bạn sẽ thường phải ép gạc lâu hơn bình thường. Thậm chí có người còn không thể đông máu và phải nhờ đến sự trợ giúp của thuốc.
Nguyên nhân của việc bị nhiễm trùng thường là do quá trình nhổ răng không đảm bảo vô trùng, hoặc trước đó đã bị nhiễm trùng, sau khi nhổ răng bệnh nhân sờ tay vào vết nhổ hoặc là để nhiễm bẩn vết thương. Hoặc cũng có thể là do người bệnh đã có vấn đề về suy giảm kháng thể nên dẫn tới nhiễm khuẩn.
Tổn thương thần kinh ở đây thường là các dây thần kinh ống răng dưới, dây lưỡi, khiến bạn có thể bị tê, bị nóng rát hoặc bị mất cảm giác môi – lưỡi, vùng nhỏ của xương hàm dưới tạm thời hoặc vĩnh viễn. Tất nhiên là nó cũng không hề ảnh hưởng đến chuyển động lưỡi hay phát âm bình thường của bạn và cũng sẽ không gây biến dạng hay phù nề mặt.
Trường hợp này có thể xảy ra khi nhổ các răng khôn hàm trên. Vì xoang hàm trên đôi khi nằm gần các chân răng hàm trên hoặc do động tác nhổ thô bạo đẩy chân răng vào xoang gây nên.
Nhổ sót chân răng khi mà bạn có các biến chứng viêm nhiễm xảy ra hoặc được chẩn đoán dựa trên X-quang.
Há miệng hạn chế sau nhổ răng (thuật ngữ chuyên ngành gọi là trismus). Cụ thể thì biên độ há miệng tối đa của 1 người là khoảng 35mm và nếu biên độ há miệng dưới con số này thì bạn đã bị “há miệng hạn chế”. Há miệng hạn chế gây khó khăn về vấn đề ăn uống, phát âm, vệ sinh răng miệng và thậm chí là nhai nuốt,...
Trường hợp răng mọc lệch, đâm sang răng bên cạnh thì bắt buộc các bác sĩ cần phải cắt giải phóng điểm kẹt, nếu không sẽ gây tổn thương tới răng bên cạnh hoặc thậm chí là phải nhổ cả răng bên cạnh lên.
Sau khi nhổ răng, huyệt ổ răng không thể lành và phần xương hàm sẽ bị lộ ra ngoài. Biến chứng này rất hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra trong những trường hợp bệnh nhân được đặt asen điều trị tủy trước khi nhổ răng, hoặc là bệnh nhân có ung thư xương hàm hay là đang tiếp nhận xạ trị.
Những trường hợp sau khi nhổ răng khôn gặp biến chứng nguyên nhân chính vẫn là do phòng khám kém chất lượng; không đủ máy móc thiết bị; điều kiện vô trùng kém và các y bác sĩ không có tay nghề chuyên nghiệp, làm việc không cẩn thận. Vậy nên, để phòng tránh các biến chứng không đáng có thì bạn nên tìm những bệnh viện lớn chuyên khoa hoặc những địa chỉ Nha khoa uy tín nhận được nhiều phản hồi tốt những người đã trải nghiệm dịch vụ.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải tuân thủ đúng - đủ theo hướng dẫn từ bác sĩ. Từ việc khai đầy đủ thông tin sức khỏe, thuốc đang sử dụng và phương pháp đang trị liệu bệnh tình với bác sĩ. Còn phải tự chuẩn bị tâm lý tốt trong lúc nhổ đến chăm sóc hậu phẫu và cả những điều cần kiêng để vết thương mau lành.
Sau nhổ răng khôn bạn cũng không nên chủ quan. Cần phải đến gặp bác sĩ ngay nếu nhận thấy bản thân có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Ví dụ như: bị đau nhức liên tục trong 24 giờ, chảy máu tươi, ngất xỉu, người run, khó chịu,...
Trên là những tư vấn về vấn đề “nhổ răng khôn bị biến chứng và cách phòng ngừa” từ các y bác sĩ tại Nha khoa không đau Smile One. Mong rằng, sau khi đã biết tường tận những biến chứng sau khi nhổ răng khôn thì bạn sẽ làm theo những hướng dẫn bên trên để giúp bản thân có thể phòng ngừa tốt các biến chứng không đáng có.