1. Răng khôn chưa mọc có nhổ được không?
Bạn muốn
nhổ răng khôn chưa mọc là vì sợ các vấn đề đau, nhức khi mọc răng khôn sẽ đến với mình. Cũng là để cho vết nhổ được nhỏ, nhanh lành, ít gây tổn thương cho hàm răng của mình. Nhưng bao giờ nhổ răng khôn, có nên nhổ răng khôn hay không thì không thể do bạn quyết định mà phải do kết quả kiểm tra, xét nghiệm và do quyết định của bác sĩ nữa.
Sau khi bạn thăm khám và có kết quả, bác sĩ sẽ dựa vào phần X - quang đó để đưa ra quyết định. Dựa vào vị trí, dự đoán hướng mọc của chiếc răng và tình trạng của các mô xung quanh, để rồi tư vấn cho bạn về việc nên có nên để chúng tiếp tục phát triển hay loại bỏ luôn.
Theo các chuyên gia Nha khoa, thời điểm tốt nhất để nhổ răng khôn là từ 18 tuổi – 25 tuổi, khi chân răng đã hình thành được ⅔, xương hàm và lợi cũng chưa cứng. Nhưng nếu ở trong trường hợp răng khôn mọc lệch, ngầm hoặc đâm vào các răng kế cận, thì bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên nhổ trước thời điểm vừa nói ở trên.
Và bạn cũng đừng có lo lắng đến vấn đề đau đớn, vết nhổ to, lâu khỏi. Vì ngày nay các Nha khoa hầu hết đều áp dụng những phương pháp mới để giúp cho ca tiểu phẫu diễn ra nhanh chóng, ít chảy máu, bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sau nhổ, đặc biệt là không gây biến chứng về sau.
Đó là khi đi khám và bạn phát hiện ra mình có răng khôn, vậy thì nếu để nó mọc tự nhiên thì làm sao để biết được hiện tượng của răng khôn mọc.
2. Dấu hiệu mọc răng khôn là gì?
Chắc các bạn đã biết răng khôn là chiếc răng mọc trong cùng và sau cùng, khi mà các răng khác đã mọc hết. Và răng khôn còn có cái tên khác là răng số 8 hoặc răng hàm số 3.
Theo thống kê, răng khôn thường mọc trong độ tuổi từ 15 – 30 (số ít có thể mọc sau 30 tuổi). Khi răng khôn mọc sẽ thấy các dấu hiệu sau:
- Thấy đau ở vị trí cuối cùng của hàm răng: Đây là một biểu hiện rất bình thường, vì khi đó lợi của chúng ta mặc dù chưa được cứng nhưng cũng không còn mềm nữa, nên sẽ khá đau khi răng phá lợi để mọc lên. Và hiện tượng đau này còn có thể đau, sưng hơn khi răng khôn của bạn bị mọc lệch, ngầm, xiên.
Các cơn đau thường tập trung ở khu vực sau chiếc răng số 7, sát vách hàm. Các cơn đau thường không liên tục và rất bất thường, thường thì cơn đau sẽ cách nhau khoảng 3 – 5 tháng, và lặp đi lặp lại cho đến khi chiếc răng phát triển đầy đủ thì thôi.
- Bị sưng nướu: Khi răng khôn trồi lên và tách ra khỏi nướu, chúng sẽ làm cho nướu bị kích thích, sưng đỏ, dễ chảy máu.
- Bị sưng quanh quai hàm: Những chiếc răng khôn có hiện tượng mọc lệch, xiên hay mọc ngầm có thể gây sưng quai hàm và khiến bạn khó mở miệng.
Đó là hiện tượng thể hiện cực kỳ rõ ràng khi bạn mọc răng, bên cạnh đó bạn sẽ thấy chấm tròn trắng trồi lên cùng với những bữa cơm không hợp khẩu vị. Nếu bạn gặp phải các hiện tượng trên thì nên đến bác sĩ để thăm khám, tư vấn và có giải pháp kịp thời.
3. Khi nào nên để - nên nhổ răng khôn?
Có nhiều người không biết nên cứ nghĩ “mọc răng khôn là nhất định phải nhổ”. Nhưng thực chất không hẳn là như vậy, vẫn có một vài trường hợp không cần hoặc không nên nhổ. Vậy đó là những trường hợp nào?
*) Trường hợp nên nhổ răng khôn:
– Khi răng khôn mọc gây ra các biến chứng đau, nhức, nhiễm trùng lặp đi lặp lại nhiều lần, u nang và gây ảnh hưởng đến răng kế cận.
– Khi răng khôn mọc nghiêng, lệch, xiên kết hợp với răng số 7 bên cạnh tạo ra các khe giắt thức ăn, trong đó cũng rất khó để bạn vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Mặc dù lúc đầu răng khôn vẫn chưa có gây ra các biến chứng gì nhưng lâu dần sẽ gây sâu răng và các biến chứng khác ảnh hưởng đến chính răng khôn và răng kế cạnh nó.
– Răng khôn có mọc thẳng, đủ chỗ, nhưng lại không có răng đối diện ăn khớp, làm cho chiếc răng khôn trồi dài xuống hoặc dài lên hàm đối diện. Sự việc này tạo ra các bậc thang giữa răng khôn và răng bên cạnh, gây nhồi nhét thức ăn, lâu dần gây sâu răng và có thể gây lở loét nướu hàm đối diện.
– Hoặc răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản bởi bất kỳ thứ gì, nhưng lại có hình dạng bất thường, nhỏ hoặc dị dạng. Điều này gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, lâu ngày dẫn tới sâu răng và viêm nha chu răng kế cạnh hoặc cho chính răng khôn.
– Việc nhổ răng khôn để hỗ trợ việc chỉnh hình, làm răng giả, hoặc chính nó là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân khác hay là nó sẽ gây ảnh hưởng đến bạn sau sinh nở sau này.
– Hoặc căn bản, chính chiếc răng khôn đã có bệnh nha chu hoặc sâu răng từ trước.
*) Trường hợp không nên/ cần nhổ:
Trước khi nhổ bạn sẽ được các y bác sĩ hỏi han và kiểm chứng một số vấn đề liên quan đến các bệnh trước khi tới nhổ. Và nếu có là một trong những trường hợp dưới đây thì sẽ được bác sĩ khuyên không nên nhổ.
- Nếu là người có một số bệnh lý toàn thân không kiểm soát tốt như: tiểu đường, tim mạch, rối loạn đông cầm máu,…
- Hoặc đang trong thời kỳ mang thai, kinh nguyệt cũng được khuyên nên từ từ hãy nhổ.
- Những ai mới ốm dậy, người đang điều trị có liên quan đến các tia X ở vùng hàm mặt.
- Khi mà răng khôn có liên quan trực tiếp đến một số các cấu trúc giải phẫu quan trọng như: dây thần kinh, xoang hàm,... cũng được các bác sĩ khuyên không nên nhổ
- Đặc biệt là những ai có một chiếc răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt bởi mô xương hay nướu và không gây biến chứng, mặc dù không có chức năng nhai thì cũng được các bác sĩ bảo giữ lại. Có thể giữa lại nhưng miễn là bệnh nhân dùng chỉ tơ nha khoa và bàn chải để làm sạch một cách triệt để nếu không thì các vấn đề răng miệng liên quan vẫn sẽ được diễn ra đấy.
Trên đây là những tư vấn và chia sẻ của các bác sĩ về vấn đề “Nhổ răng khôn chưa mọc có được không?”, biểu hiện của việc mọc răng khôn, những trường hợp nên và không nên nhổ. Hi vọng qua đây các bạn có thể trang bị cho mình thêm những hiểu biết về việc mọc răng và bớt đi phần nào lo lắng khi nhổ.