smileone

Thắc mắc: Nhổ răng khôn có phải khâu không?

Răng khôn là chiếc răng gây phiền toái, đau đớn và khó chịu. Rất nhiều trường hợp muốn nhổ răng khôn nhưng không biết liệu nhổ răng khôn có phải khâu không? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

1. Răng khôn là gì?

nhổ răng khôn có phải khâu không
Trước khi biết được nhổ răng khôn có phải khâu không, bạn cần biết được răng khôn là gì?
Răng khôn là răng cối lớn thứ ba, và là chiếc răng mọc muộn nhất trong toàn bộ răng hàm, chỉ hoàn thiện khi bạn trưởng thành. Thời điểm mọc răng khôn thích hợp nhất là trong tuổi từ 17 đến 25 tuổi. Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt răng khôn sẽ mọc muộn hơn so với độ tuổi này.
Răng khôn mọc vào thời điểm xương hàm ít phát triển về mặt kích thước và chất lượng, xương cứng hơn nên niêm mạc và mô mềm phủ bên trên dày kèm theo một số yếu tố khác khiến cho răng khôn dễ mọc lệch, gây ra một số hiện tượng mọc ngầm…

2. Khi nào nên nhổ răng khôn?

nhổ răng khôn có phải khâu không
Theo một số nghiên cứu trên thế giới thì đa số răng khôn sẽ phải nhổ đi, thay vì để nó tồn tại trên cung hàm của bạn. Bởi răng khôn thường mọc vào những vị trí không thuận lợi, thường mọc ở vị trí trong cùng trên cung hàm khiến việc vệ sinh răng miệng khó, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, vô tình khiến chúng ta mắc một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi… Không những vậy răng khôn còn khiến nhiều người khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng đến việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

3. Nhổ răng khôn có phải khâu?

nhổ răng khôn có phải khâu không

Trả lời cho câu hỏi của bạn đọc về việc nhổ răng khôn có phải khâu không thì việc khâu hay không còn tùy thuộc vào vị trí mọc của răng khôn, tình trạng vết thương có sâu, rộng hay không... Lúc đó thì bác sĩ mới có quyết định nên khâu hay không.
Nhổ răng khôn không khâu
Với những trường hợp răng khôn mọc tương đối thẳng và dễ dàng lấy ra thì các bác sĩ sẽ không khâu để cho vết thương tự liền. Đó là vì vết phẫu thuật của bạn chỉ rất nhỏ và ít chảy máu, việc khâu hay không cũng không quan trọng. Vết thương càng nhỏ thì quá trình lành vết thương sẽ nhanh hơn và ngược lại.
Tuy nhiên, nhổ răng khôn không khâu có nhược điểm là thức ăn dễ bị mắc lại tại lỗ nhổ răng và gây viêm nhiễm, sâu răng nếu không được vệ sinh cẩn thận.
Nhổ răng khôn có khâu
Phương pháp này cần thiết cho những người có răng khôn mọc lệch, mọc ngầm khó nhổ, miệng vết thương lớn và chảy máu nhiều. Các bác sĩ sẽ thực hiện khâu vết thương giúp bạn dễ dàng vệ sinh răng miệng đồng thời tránh những tác động mạnh vào vết rách gây ảnh hưởng đến cục máu đông bên trong ổ răng, hạn chế máu chảy nhiều, ngăn ngừa biến chứng viêm nhiễm do dắt thức ăn.
Với sự phát triển của y học, nhổ răng khôn có khâu được các bác sĩ thực hiện rất đơn giản và nhẹ nhàng, không gây đau đớn cho người bệnh. Trước khi tiến hành nhổ răng khôn, bệnh nhân sẽ được gây tê cục bộ hoặc gây tê toàn hàm. Vì vậy, bạn sẽ không phải lo lắng những đường khâu này sẽ gây đau đớn, khó chịu trong suốt quá trình phẫu thuật. Đặc biệt, chỉ tự tiêu sử dụng trong bước này vừa giúp bạn thoải mái, không gây vướng víu và còn có thể tự biến mất trong một khoảng thời gian mà không phải cắt chỉ.

Có thể bạn quan tâm:
4. Những lưu ý sau khi nhổ răng khôn
nhổ răng khôn có phải khâu không
Dù có phải khâu vết thương sau khi nhổ răng khôn hay không thì bạn vẫn cần chú ý tới những vấn đề sau để giảm thiểu tối đa những biến chứng có thể xảy ra khi thực hiện tiểu phẫu này:
Sau khi nhổ răng khôn khoảng 30’, bạn nên ngậm chặt miếng bông gòn để giúp máu đông lại.
Chúng ta cần chú ý chăm sóc răng miệng thường xuyên để không gặp phải các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nhiễm...
Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau, hay thuốc kháng sinh để tránh được một số bệnh viêm nhiễm hoặc tiêu sưng. Tuy nhiên, việc này cần được thực hiện theo đúng yêu cầu của nha sĩ, không nên tự ý uống thuốc nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ, bạn nhé.
Bạn cũng có thể dùng đá lạnh, để chườm lên má bên ngoài vị trí răng khôn mới nhổ, sẽ có tác dụng giảm đau, khó chịu.
Tuyệt đối không được súc miệng hay khạc nhổ, vì lúc này đang là lúc máu đông, cục máu đông này sẽ có tác dụng làm đầy lỗ chân răng vừa nhổ, cũng như nó giúp ích cho quá trình lành vết thương diễn ra nhanh chóng hơn.
Tuyệt đối bạn không nên tác động vào chỗ răng vừa nhổ, bao gồm việc đánh răng, xỉa răng, đá lưỡi vào vết thương... Vì việc này sẽ khiến chỗ răng mới nhổ dễ bị viêm nhiễm, lâu lành hơn. Sau một tuần, bạn có thể dùng muối loãng để súc miệng hàng ngày.
Chắc hẳn sau khi đọc bài viết của Nha khoa Smile One, bạn đã có câu trả lời cho riêng mình về việc nhổ răng khôn có phải khâu không. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, hãy liên hệ với Nha khoa Smile One theo hotline: 0938 874 358, các bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn và giải đáp tận tình giúp bạn.

Các tin khác