1. Nhổ răng khôn có bị liệt mặt hay là không?
Theo chuyên gia Nha khoa tư vấn thì “
nhổ răng khôn liệt mặt” không phải là một trong những biến chứng nặng nề sau khi nhổ răng khôn.
Đa số răng khôn mọc đều bị lệch, vì vậy nếu bạn không nhổ mới chính là đang tự làm cho sức khỏe của bản thân bị đi xuống. Vì ngoài việc mọc sau cùng nên thiếu đất khiến cho chúng bị mọc nghiêng, lệch ra thì còn để lại rất nhiều biến chứng nếu để lâu dài như: sâu răng, chu nha, nhiễm trùng, chấn thương mô lợi gây ra những vết bạch sản tiền ung thư,...Nên việc nhổ răng khôn kịp thời là rất cần thiết.

Nếu có những biến chứng ảnh hưởng đến mặt thì chỉ đơn giản là bị sưng sau nhổ vài ngày hoặc vài tuần; bị tê lưỡi tạm thời hoặc vĩnh viễn; mất vị giác vài ngày,...nhưng cũng phụ thuộc vào cơ địa từng người. Có rất ít người nào bị vĩnh viễn mất vị giác, hay tê lưỡi vĩnh viễn, đặc biệt là không có trường hợp nào bị liệt mặt. Chính vì vậy, bạn không cần quá lo lắng đến vấn đề nhổ răng khôn sẽ bị tê mặt.
Nếu không gây liệt mặt vậy hãy cùng đi đến phần tiếp theo để xem những biến chứng sau nhổ răng có thể xảy ra là gì và nguyên nhân xảy ra. Để từ đó có thể biết cách phòng tránh sao cho hiệu quả.
2. Những biến chứng nguy hiểm của nhổ răng khôn là gì?
Có thể bạn quan tâm:
a. Bị sốc phản vệ, dị ứng ngộ độc thuốc
Trường hợp này mặc dù nguyên nhân là do thuốc, không phải do người nhưng lại thường xảy ra với những ai tìm đến những địa chỉ không uy tín để chọn nhổ răng khôn. Bởi vì những cơ sở có chuyên môn, có máy móc hiện đại họ sẽ phản ứng nhanh và cứu chữa kịp thời, có khi chỉ chênh nhau 1 tích tắc là đã cho 1 kết quả khác biệt.
Đây là một biến chứng ít gặp, nhưng một khi đã gặp mà không được cứu chữa kịp thời thì có thể dẫn tới nguy cơ bị bại não và thậm chí là tử vong.
b. Chảy máu kéo dài
Việc có biến chứng chảy máu kéo dài có thể gặp trong khi làm tiểu phẫu hoặc sau tiểu phẫu.
*) Trong quá trình tiến hành tiểu phẫu
Việc mà trong quá trình nhổ răng khôn bị chảy máu nhiều và kéo dài là do nhổ phải chiếc răng có “khối u máu ở dưới”. Và thường sẽ xảy ra với răng khôn hàm dưới hơn.
Nguyên nhân để xảy ra sự việc này thường là do:
- Bác sĩ không có chụp X - quang (những Nha khoa không uy tín), hoặc là do bác sĩ không để ý kỹ chiếc răng đó có nằm gần động mạch máu hay không.
- Quá trình nhổ răng thô bạo có thể làm rách động mạch máu gần răng khôn hàm dưới khiến cho việc nhổ răng chảy máu nhiều và kéo dài.
- Hoặc có thể là do bạn nhổ răng khi còn viêm đau hay trong Nha khoa gọi là “nhổ răng nóng”, điều này cũng khiến cho bạn bị chảy máu nhiều và khó để cầm máu hơn.
*) Sau tiểu phẫu
Nhiều người bị bệnh lý liên quan đến máu khó đông, điều này sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc làm ngưng chảy máu vết mổ sau tiểu phẫu tại nhà. Nguyên nhân thường là do bệnh nhân không nói rõ về bệnh tình của mình cho bác sĩ thực hiện biết, nên bác sĩ vẫn cứ nhổ răng mà không hề hay biết.
Cách hạn chế chảy máu không cầm được: bạn cần phải cắn gạc sau tiểu phẫu đủ thời gian, để thời gian cắn lên vài tiếng; khi cắn gạc thì nên hạn chế mút chíp, khạc nhổ, hút thuốc hay làm lỏng gạc. Có như vậy thì mới có thể hỗ trợ hình thành và ổn định cục máu đông. Nếu sau 24h mà nước bọt của bạn có dính ít máu loãng là đã bình thường. Ngược lại, nếu như miếng gạc bị thấm đẫm máu cũng như chảy ra không ngừng thì đó là một hiện tượng bất thường, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
c. Nhiễm trùng
Biểu hiện của việc bạn đã bị nhiễm trùng là sẽ cảm thấy đau nhức ở khu vực nhổ răng khôn và xuất hiện tình trạng sưng nướu. Còn có thể xuất hiện các túi mủ ở khu vực quanh nướu, khiến bạn khó chịu và gây đau nhức. Việc nhiễm trùng này có thể trú ngụ tại một nơi hoặc nó có thể lan ra toàn thân.
Nguyên nhân của việc nhiễm trùng là:
- Bác sĩ không có tay nghề và chuyên môn cao, không thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật của Bộ Y tế.
- Điều kiện vô trùng, vô khuẩn không được đảm bảo.
- Người bệnh sờ tay vào vết nhổ hoặc không vệ sinh đúng cách gây ra nhiễm khuẩn tại nơi nhổ.
- Nhiều trường hợp là do bệnh nhân có vấn đề về suy giảm kháng thể hoặc dễ bị nhiễm khuẩn.
d. Tổn thương dây thần kinh
Trường hợp bị tổn thương dây thần kinh này thường xảy ra với nhổ răng khôn hàm dưới.
Việc này chỉ xảy ra khi trước đó bệnh nhân không được chụp X - quang hoặc bác sĩ không có để ý kỹ dây thần kinh ở hàm dưới trước khi tiến hành nhổ. Hoặc là có thể do bác sĩ không có chuyên môn khiến thao tác nhổ răng quá thô bạo. Khi sự việc xảy ra thì thường sẽ dẫn tới nguy cơ gây tổn thương dây thần kinh hàm dưới. Từ đó bạn sẽ có cảm giác bị tê môi, tê lưỡi và có thể bị loạn cảm giác môi sau khi nhổ răng.
Ở trường hợp bị nhẹ thì có thể sau vài ngày sẽ khỏi, nhưng nặng và không chữa trị kịp thời thì có thể sẽ gặp nguy hiểm và khó khắc phục, thậm chí là vĩnh viễn. Nhưng thường thì trường hợp này sẽ xảy đến với những người nhổ răng khôn hàm dưới khi tuổi đã cao, còn những ai nhổ răng khôn sớm theo lời khuyên của bác sĩ thì sẽ không gặp trường hợp này.
e. Thủng xoang hàm
Ở trường hợp này thì lại thường xảy đến với nhổ răng hàm trên hơn. Vì xoang hàm trên đôi khi có vị trí nằm gần các chân răng hoặc thao tác nhổ thô bạo khiến cho chân răng bị đẩy vào xoang hàm khiến xoang hàm bị thủng. Những ai có chân răng nằm sát hoặc nằm trong xoang thì nguy cơ bị thủng xoang hàm lại càng cao hơn.
Nguyên nhân của việc bị thủng xoang hàm thường là do không chụp X - quang trước khi nhổ răng. Hoặc do thao tác nhổ răng thô bạo của những bác sĩ không có chuyên môn tại những địa chỉ không uy tín.
f. Viêm xương
Trường hợp bị viêm xương này rất hiếm gặp, nhưng không phải là không có. Viêm xương là sau khi nhổ răng thì huyệt ổ răng không thể lành lại và phần xương hàm bị lộ ra ngoài.
Nguyên nhân của việc bị viêm xương có thể do bệnh nhân đặt asen điều trị tủy trước khi nhổ răng khôn. Bệnh nhân bị ung thư xương hàm hoặc đang tiến hành xạ trị.
Trên đây là những tư vấn về “nhổ răng khôn liệt mặt không?”. Thì qua đây chắc hẳn các bạn đã biết được những biến chứng nguy hiểm sẽ gặp khi nhổ răng khôn là gì và biết được trong những biến chứng đó không hề có biến chứng liệt mặt hay méo miệng nên bạn có thể hoàn toàn an tâm.
Nếu bạn đang tìm một địa chỉ Nha khoa uy tín để nhổ răng hay thăm khám, có thể gọi đến đường dây nóng
0978994683 - 0913186098 (zalo/viber) của
Nha khoa không đau Smile One để được hỗ trợ và giải đáp tất cả những thắc mắc liên quan đến chữa trị, biểu hiện khác thường, chi phí chữa trị,... có liên quan đến răng miệng!