Bạn có thể tìm hiểu thêm:
Theo ý kiến về niềng răng thì niềng răng về bản chất là cơ chế sử dụng lực siết của dây cung để di chuyển răng. Không chỉ thế đối với những người có hàm răng mọc chen chúc nhau thì khi niềng răng còn phải nhổ bớt răng để tạo ra khoảng trống cho việc di chuyển răng. Chính vì thế trong quá trình thực hiện niềng răng sẽ gây ra sự khó chịu và đau nhức cho người mang niềng. Đặc biệt khi răng dịch chuyển chắc chắn sẽ khiến cho người niềng cảm thấy vô cùng khó chịu.
Tuy nhiên nếu như bạn muốn biết trong suốt quá trình mang niềng răng có đau không thì điều này hoàn toàn phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ và trang thiết bị của phòng khám đó. Nếu như việc niềng răng được thực hiện bởi những bác sĩ có tay nghề tốt thì sẽ điều chỉnh lực kéo tốt hơn. Lực siết sẽ vừa đủ để giúp cho răng di chuyển theo lộ trình một cách chuẩn xác và hạn chế được tình trạng đau nhức hay bất tiện cho bệnh nhân.
Chính vì thế theo lời khuyên của những người đã từng tiến hành niềng răng trước đó thì tốt nhất khi có nhu cầu niềng răng thì bạn nên tìm hiểu thật kỹ về quy trình niềng răng và nên lựa chọn một phòng khám nha khoa uy tín, nơi có những bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm để tiến hành niềng răng. Niềng răng nếu được thực hiện bởi những bác sĩ tay nghề cao sẽ giúp hạn chế tối đa sự đau đớn trong quá trình niềng.
Thời gian niềng răng là bao lâu cũng chính là một vấn đề mà rất nhiều người quan tâm khi có nhu cầu niềng răng. Bởi lẽ việc niềng răng ảnh hưởng không hề nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày của người mang niềng, đặc biệt là quá trình vệ sinh răng miệng.
Niềng răng là quá trình sử dụng dụng cụ nha khoa làm dịch chuyển răng một cách từ từ về đúng với vị trí mong muốn trên cung hàm. Chính vì thế mà thời gian niềng răng thường khá dài, thường kéo dài từ 1, 5 năm đến 2 năm. tùy vào tình trạng răng của mỗi người.
- Giai đoạn 1: giai đoạn này các răng trên cung hàm sẽ được sắp xếp lại về vị trí chuẩn nhất trên cung hàm.
- Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này các bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh trục của các răng.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn này, khớp cắn sẽ được điều chỉnh và răng sẽ được dịch chuyển về vị trí cân bằng.
- Giai đoạn 4: Thời gian này bác sĩ sẽ gắn niềng duy trì để duy trì sự ổn định của răng từ đó giúp cho khớp cắn được cố định và nằm ở vị trí chuẩn nhất.
Nhiều người cảm thấy lo lắng rằng không biết sau khi niềng răng thì răng có bị yếu đi hay không? Trên thực tế thì điều này hoàn toàn có thể xảy ra khi trong quá trình niềng răng xảy ra một số vấn đề sau:
- Khi kỹ thuật niềng răng không được tốt và bộ khí cụ niềng răng được làm từ những vật liệu kém chất lượng.
- Do bác sĩ gắn mắc cài chưa được chuẩn, đồng thời dây cung và dây thun tạo lực không đủ, lực siết không được chuẩn xác và làm cho răng di chuyển không đúng vị trí trên cung hàm như mong muốn.
- Khi lực siết quá mạnh cũng sẽ làm cho răng bị đau nhức, bị ê buốt và xương ổ răng cũng sẽ bị tiêu đi, chân răng cũng sẽ bị giảm tuổi thọ, dẫn đến khớp cắn bị sai lệch và làm ảnh hưởng đến việc ăn nhai, từ đó khiến cho răng bị yếu đi.
- Khi xương hàm chưa được ổn định, nhưng lực kéo lại quá mạnh thì sẽ làm cho hàm và răng bị tổn thương nên xương hàm sẽ bị yếu dần đi.
- Trước khi chỉnh nha, bệnh nhân bị mắc các bệnh lý về răng miệng mà không được điều trị thì sẽ làm cho răng bị suy yếu dần đi, cho nên khi phải chịu tác động của lực kéo thì sẽ làm cho răng trở nên yếu đi.
- Việc điều trị nếu được thực hiện bởi một bác sĩ thiếu kinh nghiệm, chuyên môn yếu kém cũng sẽ khiến cho răng bị yếu sau khi niềng răng.
- Trong quá trình niềng răng nếu không được chăm sóc cẩn thận trong quá trình niềng răng, không kiêng kỵ những đồ ăn gây hại cho răng, không chăm chỉ vệ sinh răng miệng nên đã làm cho gốc bị suy yếu đi sau khi niềng.
- Khi niềng răng, người niềng đã không có đủ sức khỏe, răng đã bị suy yếu từ trước… nhưng vẫn cố tình niềng răng sẽ làm ảnh hưởng đến độ cứng chắc và sức khỏe của răng miệng nên làm cho răng bị yếu đi.
Trên đây là những ý kiến về niềng răng phổ biến mà Nha khoa Smile One muốn chia sẻ với bạn. Liên hệ ngay với Nha khoa Smile One nếu muốn có một hàm răng chắc khỏe như ý muốn.