Xem thêm:
Trước khi tìm hiểu vấn đề "đang niềng răng có lấy cao răng được không?" thì cần phải biết về cao răng và vì sao phải lấy cao răng định kỳ.
Cao răng còn được gọi là vôi răng là cặn cứng bám trên nướu hoặc bề mặt răng. Thành phần chủ yếu của cao răng là muối vô cơ canxi carbonat, phosphate phối hợp với vụn thức ăn dư thừa, xác chết tế bào, vi khuẩn,…Đây là cao răng thường. Còn cao răng huyết thanh được hình thành khi mảng bám của cao răng thường gây ra viêm lợi. Lúc này, vùng viêm tiết ra dịch viêm hoặc gây chảy máu và máu ngấm vào cao răng, chuyển màu đỏ. Cao răng bị chuyển sang màu đỏ này gọi là cao răng huyết thanh.
Sau khi ăn khoảng vài phút sẽ có một màng dính có nguồn gốc nước bọt bám quanh răng cùng thức ăn vụn đọng lại, nếu không được vệ sinh sạch sẽ, các vi khuẩn sinh sôi phát triển khiến cho lớp tích tụ này dày lên và tạo thành mảng bám. Khi mới hình thành, mảng bám còn mềm thì có thể dễ dàng làm sạch bằng cách dùng chỉ nha khoa hoặc bàn cách đánh răng. Nhưng khi chúng tồn tại đã lâu sẽ bị vôi hóa, cứng hơn và bám rất chặt vào bề mặt răng. Lúc này việc đánh răng thông thường không giúp cải thiện tình hình mà phải đến các cơ sở nha khoa để làm sạch bằng các dụng cụ chuyên dụng.
Như đã biết, trong khi niềng răng phải đeo các khí cụ để điều chỉnh răng, việc mắc cài bám vào răng sẽ tạo ra khe hở khiến thức ăn dễ giắt vào khoảng trống. Bên cạnh đó, vệ sinh răng miệng khi niềng răng cũng rất dễ mắc phải sai sót khi đeo niềng. Nếu các vấn đề trên không được chú ý thường xuyên sẽ dẫn đến những bệnh lý răng miệng. Theo thống kê, hầu hết các bệnh lý về răng trong thời gian niềng răng đều xuất phát từ cao răng. Do vậy, khi đeo niềng tránh, các y bác sĩ thường khuyên bạn nên thực hiện việc lấy cao răng định kỳ mỗi năm để đảm bảo sức khỏe răng miệng.
Như vậy, bạn hoàn toàn đã có được lời giải đáp cho vấn đề Đang niềng răng có lấy cao răng được không rồi phải không?. Lấy cao răng định kỳ theo chỉ định của bác sĩ là việc không thể thiếu của tất cả mọi người. Bởi với những thao tác đơn giản và nhanh chóng, các bác sĩ sẽ làm sạch mảng bám, giúp bảo vệ khoang miệng của bạn khỏi tất cả những nguy cơ bệnh lý thường gặp, mang lại tính thẩm mỹ cho hàm răng thêm sạch đẹp.
Việc khi đeo niềng sẽ khó lấy cao răng là điều mà nhiều người lo lắng. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì điều đó sẽ được các y bác sĩ thực hiện rất cẩn thận và nhanh gọn. Lấy cao răng trong quá trình niềng sẽ bỏ những vi khuẩn, mảng bám giúp bạn có một hàm răng sạch sẽ, khắc phục những bệnh lý sâu răng, tụt nướu răng…,
Bên cạnh đó, lấy cao răng sẽ hỗ trợ răng di chuyển về đúng vị trí nhanh hơn trong quá trình niềng, giúp đạt được hiệu quả chỉnh nha tối ưu nhất. Bởi nếu cao răng quá nhiều có thể sẽ cản trở phần nào đó việc răng di chuyển.
Đối với những người đang trong quá trình niềng răng thì nên định kỳ lấy cao răng khoảng 4 – 6 tháng/lần. Còn với các trường hợp mắc bệnh nha chu thì việc lấy cao răng sẽ cần thường xuyên hơn đó là 1 – 2 tháng/ lần để hỗ trợ điều trị bệnh cũng như ngăn ngừa tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
Ngoài quan tâm đến việc Đang niềng răng có lấy cao răng được không thì bạn cũng cần để ý đến những thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày để tránh việc hình thành mảng bám gây ra các vấn đề răng miệng, cụ thể như sau:
- Hãy sắm cho một bộ dụng cụ vệ sinh răng miệng chuyên dụng cho người niềng răng gồm chỉ nha khoa, bàn chải kẽ, máy tăm nước...
- Ăn uống xong, cần thực hiện đầy đủ các bước vệ sinh răng để đảm bảo không còn mảng bám nào còn sót lại.
- Hạn chế những đồ ăn bám dính, đồ ngọt trong quá trình niềng vì đó là nguyên nhân hàng đầu tạo nên mảng bám.
- Không nên uống nước ngọt có gas, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Thăm khám răng theo lịch của bác sĩ để đảm bảo đúng tiến trình niềng răng và phát hiện khi thời những dấu hiệu không đáng có.