Ghép xương cấy implant có đau không? Đó là những gì mà nhiều người quan tâm khi có nhu cầu phục hình răng mất bằng phương pháp cấy implant. Vậy thực sự cấy implant có đau không? Cùng Nha khoa Smile One tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tin hay cho bạn:
Trước khi tìm hiểu xem ghép xương cấy implant có đau không thì trước tiên cần phải tìm hiểu xem vì sao cần phải cấy ghép xương hàm. Vậy tại sao phải cấy ghép xương hàm?
Mất răng lâu ngày sẽ khiến cho phần xương hàm vị tiêu bớt. Bởi, khi mất răng, vùng xương hàm tại chân răng sẽ bị mất không có lực nhai của răng tác động lên và theo thời gian xương sẽ bị tiêu dần. Trường hợp phục hình răng đã mất bằng hàm giả tháo lắp hoặc bằng cầu răng sứ, chỉ có thể thay thế được thân răng cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho xương hàm bị tiêu theo thời gian.
Tiêu xương hàm gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn nhai và thẩm mỹ khi nói cười, vì thế khiến gương mặt bị chảy xệ, má hóp vào bên trong. Vì vậy, việc cấy ghép xương hàm là điều rất cần thiết, nhằm:
- Ngăn chặn những thay đổi về cấu trúc của xương hàm, giúp gương mặt trở cân đối và các răng kế cận sẽ không bị xô lệch sang khoảng trống răng bị mất, ảnh hưởng đến khớp cắn.
- Tăng số lượng và chất lượng của xương hàm, tạo điều kiện thuận lợi để các bác sĩ tiến hành phương pháp cấy ghép Implant giúp đạt hiệu quả cao nhất.
- Bù lại phần xương đã bị tiêu hõm, đồng thời hạn chế quá trình lão hóa gương mặt do mất răng.
Sau 4 – 5 tháng bị mất răng, xương trong ổ răng sẽ bị tiêu đi đáng kể. Biểu hiện tiêu xương rất dễ thấy nhất là xương hàm sẽ bị lõm xuống, bị tụt nướu chân răng, răng bị xô lệch, hóp má...
Để khắc phục triệt để tình trạng trên và tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng răng Implant, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cấy ghép xương vào vùng xương hàm đã bị tiêu biến. Sau khi xương được cấy ghép và xương hàm tích hợp với nhau thành một khối vững chắc, lúc này bác sĩ sẽ tiếp tục cấy ghép trụ Implant vào xương hàm, và gắn khớp nối Abutment và răng sứ để phục hình lên trên.
Răng Implant có cấu tạo tương đương với răng thật, nhờ vậy người mất răng có thể thoải mái ăn nhai mà không bị xê dịch như cầu răng sứ và làm hàm giả tháo lắp. Đặc biệt, gắn trụ Titanium để thực hiện vai trò của chân răng, tác động lực nhai lên vùng xương hàm nên có thể ngăn chặn một cách hiệu quả tình trạng bị tiêu xương.
Khi cấy ghép xương hàm, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ nên những cơn đau hoàn toàn có thể được kiểm soát được. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, thì người được cấy ghép sẽ cảm thấy có một chút ê nhức âm ỉ. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ thuyên giảm dần sau ít ngày nếu sử dụng thuốc kê toa theo đúng chỉ định của bác sĩ và áp dụng một số phương pháp giảm đau, giảm sưng thông thường như chườm đá, chườm nóng…
Việc cấy ghép xương hàm có đau không còn phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của bác sĩ cũng như trang thiết bị được sử dụng trong phẫu thuật, vì thế để đảm bảo không bị đau đớn trong quá trình ghép xương hàm, hãy lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín để được tiến hành cấy ghép xương hàm như muốn.
Ngoài ra thì các phương pháp ghép xương hàm cũng ảnh hưởng không hề nhỏ việc cấy ghép xương hàm có đau nhiều hay đau ít.
Các bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu ghép các mô xương tự thân để cấy vào khoảng trống ở xương hàm đã bị tiêu biến. Loại vật liệu này có mức độ khá an toàn cao, nên hạn chế được các nguy cơ lây nhiễm bệnh và bị đào thải. Tuy nhiên lại bị hạn chế khối lượng, số lượng mô ghép đồng thời phải phẫu thuật ở hai vùng khác nhau để lấy xương và tiến hành ghép xương.
Ghép xương đồng chủng là sử dụng vật liệu cấy ghép từ những cá thể cùng loài ở ơ mô như mô xương, mô sụn, cơ quan nội tạng. Khác với hình thức ghép tự thân, hình thức ghép xương này có thể đáp ứng được với khối lượng và số lượng lớn mô ghép, nhưng lại không thể đảm bảo về nguy cơ lây nhiễm bệnh và các phản ứng thải trừ.
Cấy ghép xương dị chủng sử dụng các loại vật liệu từ cá thể khác loài đã được xử lý và bổ sung thêm các đặc tính sinh học phù hợp như làm đông khô khử khoáng, đông khô...Tuy nhiên, khả năng tương hợp của hình thức cấy ghép dị chủng kém, nguy cơ thải trừ là khá cao do kích thích của phản ứng miễn dịch từ cơ thể.
Đây là dạng cấy ghép xương sinh học, xương có cấu tạo từ Hydroxyapatite hoặc Beta-tricalcium phosphate. Loại xương này khá an toàn với cơ thể, dễ cấy ghép, lại không bị hạn chế về số lượng và khối lượng, có khả năng tự tiêu, tạo được khoảng trống cho xương tự thân phát triển. Thời gian phục hồi để cấy ghép trụ Implant trung bình là khoảng 6 tháng.
Ghép xương cấy implant có đau không? Qua những chia sẻ trên đây chắc hẳn bạn đã có câu trả lời của riêng mình.Và để an toàn khi cấy ghép xương implant, hãy lựa chọn một phòng khám nha khoa có chất lượng tốt nhất nhé.
XEM NGAY DỊCH VỤ TRỒNG RĂNG IMPLANT TẠI NHA KHOA SMILE ONE TẠI ĐÂY