smileone

Quy trình nhổ răng khôn số 8 và cách chăm sóc sau khi nhổ

Nhổ răng khôn số 8 có quy trình như thế nào? Nhổ răng số 8 có nguy hiểm không? Cách chăm sóc sau nhổ hiệu quả nhất là gì? Muốn biết tất cả những thắc mắc về răng số 8 thì hãy theo chân Smile One đến hết bài viết ngày hôm nay nha.

1. Chi tiết quy trình nhổ răng số 8

Theo các y bác sĩ chuyên khoa, thời điểm để nhổ răng khôn số 8 tốt nhất là từ 18 - 25 tuổi. Khi đó, chân răng mới hình thành được 2/3 nên rất thuận lợi cho việc phục hồi sau khi nhổ. Sau độ tuổi này, thì hầu hết các mô xương, và lợi trong cung hàm đã dần hoàn thiện và trở nên cứng cáp, khiến việc tiểu phẫu diễn ra khó khăn và quá trình bình phục sau nhổ cũng lâu hơn. 
Trước khi được tiến hành tiểu phẫu nhổ răng thì các bạn sẽ phải trải qua những quy trình nghiêm ngặt. Bạn sẽ được khám tổng quát một cách cẩn thận để đánh giá khách quan nhất về tình trạng sức khỏe, tránh những nguy cơ đáng tiếc xảy ra. Với việc chụp X-quang, sẽ giúp cho các bác sĩ tốt nhất về vấn đề chẩn đoán và ra quyết định nên đi dao từ đâu để nhanh nhất, ít chảy máu nhất, ít ảnh hưởng nhất,...
 
 nhổ răng khôn số 8
Bên cạnh đó, các bạn sẽ được các bác sĩ yêu cầu xét nghiệm thêm những chỉ số quan trọng khác như: tim, huyết áp, tốc độ đông máu,… Và sẽ được hỏi han cẩn thận về vấn đề thuốc dùng trước khi đến nhổ, có bị sao về thần kinh không, có đang mang thai hay đang trong kỳ kinh nguyệt không,...
Quá trình tiểu phẫu sẽ được diễn ra như sau:
- Đầu tiên bạn sẽ được đưa dung dịch khử trùng chuyên dụng để súc miệng trước khi tiến hành.
- Sau đó các bác sĩ sẽ gây tê một phần hoặc toàn bộ (tùy vào từng cơ địa mỗi người) nhằm tránh cơn đau trong quá trình nhổ răng.
- Tiếp đó là công đoạn rạch nướu và lấy sạch chân răng bên trong ra. 
- Cuối cùng chính là công đoạn khâu đường rạch nướu lại (nếu cần thiết).
 
nhổ răng khôn số 8
- Sau khi nhổ xong sẽ được kê thuốc, nghe bác sĩ dặn dò kiêng khem, hẹn lịch thăm khám và tháo chỉ (nếu có) và thanh toán chi phí. 
Thông thường thì, quy trình nhổ răng sẽ diễn ra trong khoảng thời gian là 20 phút.  Nhưng, đến với Nha khoa không đau Smile One, bạn sẽ được nhổ răng khôn bằng phương pháp mới - sử dụng máy rung siêu âm. Phương pháp này cực kỳ an toàn và nhanh chóng, hoàn toàn không gây đau hay sưng khi hết thuốc tê, thời gian hồi phục nhanh. Thiết bị nhổ răng siêu âm mới này giúp cho việc nhổ răng của các y bác sĩ diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, triệt để, giúp hạn chế tối đa xâm lấn và việc cắt rạch, vết thương sẽ nhỏ và mau lành hơn, sóng siêu âm của máy còn hỗ trợ việc hồi phục được diễn ra nhanh hơn.
Một quy trình nhổ răng thì diễn ra như vậy, nhưng liệu nó có nguy hiểm hay không?

2. Nhổ răng số 8 có nguy hiểm không? 

Hầu hết các răng khôn mọc ở người hầu hết đều mọc lệch, xiên, ngầm, hoặc là gặp các biến chứng về răng dù là nhanh hay muộn, như vậy bác sĩ thường khuyên nhổ bỏ để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp nhổ răng sẽ rất nguy hiểm, Bác sĩ sẽ khuyên giữ lại răng khôn như:
- Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai: đây là thời kỳ cơ thể của người phụ nữ đang thay đổi nội tiết tố, hàm lượng canxi bị thiếu hụt, rất cần sắt để giúp cho sự phát triển của bé con (mà sắt lại có trong máu). Đặc biệt là họ cần tránh tiếp xúc với thuốc, không được dùng thuốc giảm đau hay kháng sinh vào cơ thể. Mà việc nhổ răng cần đến thuốc kháng sinh, gây tê,...mất máu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, quá trình ăn uống sau nhổ nên rất ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. 
nhổ răng khôn số 8
 
- Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt: khi đó thì lượng hormone thay đổi nên dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm sau khi nhổ. Đặc biệt là bị thiếu máu trầm trọng do nhiều tác động sẽ khiến cơ thể bạn bị yếu và việc hồi phục răng sau nhổ sẽ lâu hơn. 
- Người vừa mới ốm nặng: ai mới bị một trận ốm, đặc biệt là ốm một trận thật nặng thì sẽ có một hệ miễn dịch kém và khả năng đông máu thấp hơn người bình thường. Việc này sẽ dẫn tới những biến chứng không mong muốn sau khi nhổ răng nên bác sĩ cũng sẽ khuyên bạn từ từ hãy nhổ răng khôn.
- Có ảnh hưởng đến các bộ phận khác: sau khi chụp X- quang và bác sĩ phát hiện răng khôn có liên quan đến các cấu trúc quan trọng trong cơ thể như dây thần kinh, xoang hàm,...thì bác sĩ cũng sẽ khuyên không nên nhổ.
- Người bị ung thư bạch cầu: người bị bệnh này còn được gọi là bệnh “khó đông máu”. Bệnh sẽ khiến bạn tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn và kéo dài tình trạng chảy máu, không thể ngừng chảy một khi bị tổn thương nên sẽ khiến bạn bị mất máu nhiều. 
- Trước khi nhổ bị viêm nhiễm trầm trọng: Nhiều người cứ nghĩ vấn đề viêm chỉ bị một vài ngày thậm chí là vài tuần rồi khỏi và khi bị viêm sẽ không đi chữa. Chính vì thế mà cứ để vấn đề sưng, viêm xảy ra nặng, đến khi không chịu được mới đến khám Nha khoa. Như vậy, đến khi khám, bạn có muốn nhổ thì bác sĩ cũng sẽ khuyên không nên vì sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng sau khi nhổ là rất cao.
- Người đang điều trị tia X ở vùng hàm mặt: Nếu nhổ thì sẽ tăng tỉ lệ bị hoại tử xương hàm cực cao, nên bác sĩ cũng khuyên không nhổ.
- Người mắc bệnh lý liên quan đến thân thể như: tiểu đường,tim mạch,...cũng sẽ được các bác sĩ khuyên không nên nhổ.4
Nhổ răng số 8 có nguy hiểm không
 
Nếu bạn không phải là một trong những trường hợp không được nhổ như trên thì việc nhổ răng số 8 của bạn sẽ rất an toàn, quá trình hồi phục cũng nhanh hơn. Bên cạnh đó thì những biến chứng xấu, nguy hiểm sau khi nhổ răng còn do những nguyên nhân như:
- Bác sĩ có tay nghề và kinh nghiệm còn kém.
- Bị sốc phản vệ gây ra bởi thuốc gây mê, gây tê sử dụng trong quá trình nhổ.
- Người bác sĩ chịu trách nhiệm không thăm khám và chẩn đoán kỹ càng; chưa tìm hiểu rõ các bệnh lý của bệnh nhân trước khi làm tiểu phẫu, dẫn tới việc không kiểm soát được những biến chứng đột ngột xảy ra khi đang làm tiểu phẫu. 
- Có thể do bác sĩ chưa làm sạch các túi mủ và các nang ở miệng có chứa vi khuẩn trong quá trình diễn ra tiểu phẫu, điều này sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập vào máu dẫn tới nhiễm trùng.
- Dụng cụ làm tiểu phẫu không được đảm bảo vệ sinh và vô trùng cẩn thận.
Bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề nhổ răng có nguy hiểm hay không, bởi vì nếu bạn có là một trong những trường hợp ở trên thì bạn có muốn nhổ bác sĩ cũng sẽ không nhổ cho bạn đâu. Nếu có nhổ, thì nên làm gì để hồi phục nhanh nhất?

3. Cách chăm sóc răng miệng sau nhổ hiệu quả 

Sau khi nhổ răng, thuốc tê hay là thuốc mê đã hết tác dụng; lúc này bạn có thể sẽ cảm thấy hơi đau nhức tại vị trí vừa nhổ. Và để kiểm soát tốt cơn đau, bạn nên:
- Sử dụng thuốc giảm đau theo đúng chỉ định của Bác sĩ.
- Tránh súc miệng, khạc nhổ lung tung không kiểm soát, uống nước quá nóng hoặc quá lạnh trong quá trình kiêng khem sau nhổ. 
- Sau khi nhổ răng 24h, bạn có thể súc miệng từ từ bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn (không dùng nước muối tự pha).
Cách chăm sóc răng miệng sau nhổ hiệu quả 
- Có thể đánh răng sau 24h sau nhổ. Nhưng đánh nhẹ nhàng để tránh làm trầm trọng vết thương.
- Không nên ăn các thức ăn chua, cay, nóng, lạnh quá cứng hoặc quá dẻo khi vết mổ vẫn còn đau nhức và đang trong quá trình hồi phục.
- Không nhai ở phần mới nhổ răng để tránh thức ăn tác động đến vết mổ hoặc sẽ bị nhét thức ăn vào đó khiến vi khuẩn sinh sôi.
- Không nên chạm tay, hoặc đưa vật gì đó chạm vào vết nhổ, như vậy sẽ dễ bị vỡ cục máu đông gây ra chảy máu.
 - Bạn nên hạn chế vận động, tập thể dục mạnh và quá mức độ bác sĩ khuyên. 
- Không hút thuốc lá hoặc uống rượu, bia - những chất kích thích.
- Nếu bạn bị chảy máu kéo dài thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.
Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã biết “nhổ răng khôn số 8” có nguy hiểm hay không, quy trình nhổ ra sao, chăm sóc răng miệng sau nhổ thế nào. Và chắc hẳn giờ đây việc nhổ răng đã không còn là nỗi lo sợ của nhiều người. Nếu bạn có bất kỳ một thắc mắc hay nghi vấn nào liên quan đến Răng - Hàm - Mặt thì có thể gọi đến hotline 0978994683 - 0913186098 (zalo/viber) của Nha khoa không đau Smile One, để được tư vấn thêm nha!

Các tin khác