Hầu hết mọi người đều lo lắng sợ hãi khi nhắc đến chiếc răng số 4, nhất là khi niềng răng. Vậy răng số 4 là răng nào? Răng số 4 có mấy chân? Niềng răng hay nhổ răng số 4 có đau không? Có ảnh hưởng gì không? Chuyên mục dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp thông tin giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Răng số 4 là răng tiền hàm thứ nhất hay còn được hiểu là răng hàm nhỏ thứ nhất của con người. Mỗi người sẽ có tổng cộng 4 chiếc răng số 4 chia đều cho hai hàm. Nghĩa là sẽ có 2 răng số 4 ở hàm dưới và 2 răng số 4 ở hàm trên.
Răng số 4 là chiếc răng có vị trí nằm giữa răng tiền hàm thứ 2 (răng số 5) và răng nanh. Sở dĩ người ta gọi nó là răng số 4 do thứ tự đếm ngược vào trong tính từ răng cửa trở đi và răng cửa chính là răng số 1.
Đặc điểm nhận dạng của răng số 4 là hình ngọn giáo, bốn bề mặt của răng đều sắc, nhọn. Nó có chức năng chính trong việc cắn xé thức ăn, giúp thức ăn trở nên vừa miệng. Có thể nói đây cũng là một trong những là chiếc răng quan trọng bậc nhất trên cung hàm của mỗi người.
Là một trong những chiếc răng khá quan trọng cũng như xuất hiện ở cả hàm trên lẫn hàm dưới cho nên có rất nhiều người thắc mắc răng số 4 có mấy chân và mấy ống tủy. Nếu ai chưa biết đáp án cho câu hỏi này thì câu trả lời đó là răng số 4 ở hàm dưới sẽ có 1 chân và 1 tủy răng. Còn răng số 4 ở hàm trên có thể có từ 1-2 chân và 1-2 ống tủy. Răng số 4 sẽ trở thành răng vĩnh viễn khi bước qua độ tuổi 9-11 tuổi.
Thực tế, răng số 4 chỉ đóng vai trò bổ trợ trong việc nhai thức ăn mà không ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Hơn nữa, nhổ răng số 4 sẽ tạo chỗ trống cho răng nanh mọc xuống hoặc nhường vị trí cho răng nanh phát triển. Đồng thời giúp cho việc niềng răng diễn ra thuận lợi, suôn sẻ hơn. Do đó, trong một số trường hợp nếu hàm răng mọc phô lệch khập khiễng quá nhiều, bác sĩ chỉnh nha sẽ chỉ định loại bỏ răng số 4 để giúp công tác niềng răng đạt hiệu quả tối đa.
Khi thực hiện nhổ răng số 4, chức năng của răng số 5 vẫn được đảm bảo. Điều này giúp bạn ăn uống bình thường mà không ảnh hưởng gì. Vì thế, bạn không phải lo lắng nếu phải nhổ răng số 4 khi thực hiện niềng răng.
>>> Xem thêm: Niềng răng kim loại giá bao nhiêu?
Thực tế, nhổ răng số 4 sẽ do bác sỹ chuyên môn thăm khám và chỉ định thực hiện tùy vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, để nhổ răng số 4 không đau và không gây nguy hiểm, tốt hơn hết bạn nên tìm đến những cơ sở nha khoa uy tín chất lượng. Ở những cơ sở này, họ có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại tân tiến. Những điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn cũng như giảm thiểu những rủi ro trong việc nhổ răng số 4 khi niềng răng. Đồng thời đảm bảo hiệu quả niềng răng thẩm mỹ như mong muốn.
Nhổ răng số 4 sẽ giúp việc đưa dụng cụ niềng răng vào dễ dàng hơn cũng như có thể nhanh chóng điều chỉnh lại vị trí của những chiếc răng giúp chúng trở nên đều đặn, thẩm mỹ hơn. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp nhổ răng số 4 sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể đó là:
Những bệnh nhân mắc các căn bệnh mãn tính liên quan đến tim mạch, máu khó đông, huyết áp,... sẽ không đủ sức cũng như việc nhổ răng số 4 sẽ gây nguy hiểm, đau đớn, khó lành.
Bệnh nhân đang mang cũng không nên thực hiện nhổ răng kể cả là răng số 4. Bởi việc này có thể dẫn tới tác dụng phụ không tốt cho thai nhi.
Khi bệnh nhân đang trong thời kỳ kinh nguyệt tuyệt đối không nên tiến hành nhổ răng. Việc mất máu nhiều trong quá trình nhổ răng số 4 khi niềng răng có thể gây nên những triệu chứng: choáng váng, đau đầu, mệt mỏi… Lúc này, bạn có thể thương lượng với bác sĩ về việc nhổ răng số 4 vào thời điểm khác thích hợp hơn để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Một số trường hợp như hàm răng quá thưa, vị trí các răng mọc cách xa nhau,.. cũng không cần thiết phải nhổ răng số 4.
Qua bài viết hôm nay, chắc hẳn răng số 4 có mấy chân cũng như những vấn đề niềng răng liên quan đến răng số 4 đã được làm rõ. Hy vọng những thông tin chia sẻ là hữu ích cho các bạn. Nếu cần thêm tư vấn hỗ trợ hãy nhanh chóng liên hệ Nha Khoa Smile One để được phục vụ chu đáo, nhiệt tình hơn.