Răng sứ bị cộm: nguyên nhân do đâu?
Bọc răng sứ bị cộm có thể gây ra nhiều tác hại và biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng của người sử dụng. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này thế nào, tìm hiểu cùng nha khoa Smile One nhé!
1. Hậu quả khi bọc răng sứ bị cộm
► Nụ cười gượng gạo, mất tự nhiên
Răng sứ bị cộm sẽ có vẻ ngoài kém tự nhiên, vênh và thô so với răng thật. Nếu răng sứ bị cộm là răng cửa thì càng dễ nhận diện là răng lỗi, nhất là khi cười nói, giao tiếp với người đối diện.
► Cảm giác khó chịu
Răng sứ bị cộm sẽ mang lại cho người sử dụng cảm giác vướng víu, khó chịu. Đặc biệt khi ăn uống, nó sẽ làm bạn ăn mất ngon, thậm chí còn xuất hiện tình trạng đau nhức khi ăn nhai. Bên cạnh đó, khi có cảm giác vướng víu trong miệng, ta thường có thói quen dùng lưỡi hoặc tay để đẩy mão sứ. Lâu ngày, thói quen này có thể gây ra sự lệch lạc cho răng.
.png)
► Vi khuẩn dễ phát triển
Khi răng sứ bị cộm, nguyên nhân có thể do mão sứ và răng không khít nhau và xuất hiện khe hở. Đây chính là nơi trú ngụ lý tưởng của thức ăn thừa, phát triển thành vi khuẩn và hình thành nên nhiều bệnh lý răng miệng: hôi miệng, sâu răng, viêm lợi,...
2. Bọc răng sứ bị cộm: nguyên nhân
► Không cạo vôi răng
- Vôi răng hay cao răng là những mảng bám ở chân răng. Nếu trước khi bọc sứ, bác sĩ không làm sạch bề mặt răng thì có thể gây sự sai lệch nhất định khi lấy dấu răng và lắp răng sứ, dẫn đến tình trạng cộm sau khi lắp mão sứ.
► Các bệnh lý răng miệng
- Nếu bạn mắc các bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu,...và không được điều trị triệt để trước khi thực hiện bọc sứ sẽ dẫn tới răng bị nhức, cộm khi ăn uống.
.png)
► Lấy dấu mẫu hàm sai
- Lấy dấu mẫu hàm là bước quan trọng giúp bạn có hàm răng sứ chuẩn đẹp. Nếu lấy dấu hàm sai dẫn đến các thông số khi chế tác cũng sai kích thước, tỷ lệ.
► Kỹ thuật mài răng
- Mài răng là kỹ thuật làm nhỏ răng gốc để răng gốc trở thành trụ răng nâng đỡ mão sứ. Nếu bác sĩ không có chuyên môn và kỹ thuật tốt, sẽ mài răng không đều giữa các răng, chỗ mài ít chỗ mài nhiều thì chắc chắn mão sứ sẽ bị cộm, khớp cắn bị lệch.
- Nếu bác sĩ mài răng quá nhiều, xâm lấn tới cấu trúc bên trong của răng thì theo thời gian, răng sẽ bị yếu đi, tủy răng có thể bị tổn thương nghiêm trọng. Khi trụ răng yếu đi thì nguy cơ răng lung lay, rụng răng là rất cao, ảnh hưởng tới độ bền của mão sứ.
► Chế tác mão sứ sai kích thích, tỷ lệ
- Kỹ thuật viên chế tác răng sứ tay nghề kém khiến mão sứ không đúng kích thước và tỉ lệ. Răng sứ sai kích thước, tỉ lệ so với răng thật sẽ khiến răng giả không được đều như răng thật, từ đó phát sinh cộm cấn, lệch khớp cắn.
.png)
► Kỹ thuật lắp răng sứ không chính xác
- Bác sĩ tay nghề kém sẽ chụp mão sứ không khít với viền nướu tạo, đặt sai vị trí với răng gốc tạo nên khe hở. Khe hở càng lớn thì thức ăn thừa giắt lại càng dễ, tích tụ thành ổ viêm nhiễm, gây hại tới thân răng thật.
- Ngược lại, nếu bác sĩ chụp mão sứ quá khít với nướu thì cùi răng và nướu cũng bị áp lực khi ăn nhai, dẫn đến viêm nhiễm.
.png)
Răng sứ bị cộm nếu để lâu, tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và có thể phát sinh những bệnh lý, nguy hại đến sức khỏe răng miệng của bạn. Nguyên nhân bọc răng sứ bị cộm phần lớn là do khách hàng lựa chọn nha khoa không uy tín, đội ngũ bác sĩ thiếu kinh nghiệm, công nghệ làm răng sứ lạc hậu nên dẫn đến sai sót trong quá trình làm răng.
Để tránh tình trạng bọc răng sứ bị cộm, đồng thời tiết kiệm thời gian, chi phí điều trị, bạn nên tìm hiểu thật kỹ lưỡng trước khi lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để có hàm răng sứ chuẩn bền đẹp nhé!
Tham khảo thêm tại: Cách khắc phục răng sứ bị cộm
---------- ---------- ----------- ----------
NHA KHOA SMILE ONE – AN TOÀN CÔNG NGHỆ – THẨM MỸ NỤ CƯỜI
Hotline: 0938 874 358
Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoasmileone.vn
Hà Nội:
CS1: 219 Giáp Nhất - Thanh Xuân, Hà Nội
CS2: 167 Quan Hoa - Cầu Giấy, Hà Nội
TP. Hồ Chí Minh:
CS1: 27 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh
CS2: 5 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh
Thời gian làm việc:
- Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 19h00
Các tin khác